LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN CHAY- PHẦN 2

Posted on Tin tức 266 lượt xem

Theo dõi PHẦN 1 tại đây.

3. Những bằng chứng cụ thể

Xin nêu vài bằng chứng dưới đây:

Trong Đại chiến thứ nhất, Đan Mạch bị phong tỏa nên không thế nhập khẩu được bất cứ mặt hàng nào. Đứng trước nguy cơ thiếu lương thực thực phẩm trầm trọng, buộc phải bãi bỏ lệnh cấm dùng ngũ cốc trong chăn nuôi để có lương thực cho người nước dân. Đó là một cuộc “thí nghiệm ăn chay khổng lồ” ở nước này.

Kết quả là, suốt thời gian đó (từ tháng 10-1917 đến tháng 10-1918), tử xuất vì bệnh giảm xuống thấp nhất trong lịch sử Đan Mạch.

Trong Đại chiến thứ hai, Na Uy bị chiếm đóng, chính phủ nước này buộc phải cắt bỏ hoàn toàn việc cung cấp thịt cho dân chúng. Cuộc thí nghiệm lớn về ăn chay diễn ra.

 Kết quả là, tỷ lệ tử vong do đau tim, đột quỵ giảm hẳn. Sau chiến tranh (1945), người dân trở lại lối ăn uống cũ, thì tỷ lệ tử vong vì bệnh tim trở về như trước.

Nước Anh trong Đại chiến thứ hai cũng gặp khó khăn về cung cấp thịt, thì số trẻ em chết và số người thiếu máu giảm xuống rõ rệt.

Có lẽ nhân đây cũng nên nói thêm đôi điều về vai trò của thực vật đối với một số bệnh mà cho đến tận bây giờ rất nhiều người, kể cả các bác sĩ Tây y còn hiểu sai:

Ăn chay sẽ thiếu canxi nên bị loãng/xốp xương

Sơ đồ trên cho thấy hàm lượng canxi trong thực vật cao hơn hẳn trong động vật. Mặt khác, điều quan trọng là, trong quá trình tiêu hóa, mỡ trong thức ăn từ động vật sẽ “tóm lấy” canxi và kết tủa tạo thành sỏi ở nội quan. Chỉ riêng điều này cũng đã gây nhiều rắc rối cho sức khỏe con người.

Canxi kết tủa hết, buộc cơ thể phải phân giải canxi từ xương, cung cấp cho hoạt động sinh lý bình thường. Thế là bệnh loãng xương xuất hiện.

Thực tế là, nước nào càng tiêu thụ nhiều thực phẩm từ động vật (nhất là người Eskimo, sau đó đến Mỹ, tới các nước giàu có khác) càng có tỷ lệ người dân bị loãng/xốp xương kèm theo đó là bệnh sỏi nội quan cao hơn hẳn so với những nước ăn ít thịt, đặc biệt những cư dân ăn thuần chay.

Loãng xương do thiếu canxi (Nguồn: Internet)

Ăn chay sẽ bị thiếu máu

Sự thật cũng hoàn toàn ngược lại. Bởi vì, thành phản quan trọng nhất của hồng cầu là chất sắt (Fe), thì trong các loại rau luôn có hàm lượng cao hơn hẳn so với thịt. Bằng chứng là dùng dao sắt thái rau (muống, cải) sẽ ra nước màu đen, đó là sắt bị oxy hóa kết tủa lại. Sơ đồ dưới đây minh định điều này.

Thực phẩm chứa nhiều sắt (Nguồn: Internet)

Mặt khác, rất quan trọng là, cơ thể chỉ có thể hấp thu được sắt khi có mặt của vitamin C. Ai cũng biết vitamin C chỉ có trong thực vật, hoàn toàn không có trong động vật. Hai bằng chứng trên đã khẳng định ăn chay không bị thiếu máu. Những người ăn chay luôn có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn hẳn so với những người ăn thịt.

Những nhà sản xuất, kinh doanh thức ăn từ động vật và các bác sĩ đã dựa vào thống kê trên số đông, cho thấy số lượng hồng cầu của người ăn chay luôn thấp hơn so với người ăn thịt. Từ đó kết luận ăn chay sẽ bị thiếu máu.

Điều này có thể giải thích như sau: Thức ăn từ động vật tạo nội môi trường axit, nên nội quan và hồng cầu hoạt động không tốt. Có thể ví cơ thể người ăn thức ăn từ động vật giống như nhà máy/công xưởng sử dụng những công nhân (hồng cầu) tay nghề kém, lại không chăm chỉ làm việc, nên phải cần nhiều nhân công. Trong khi ăn chay tạo nội môi trường kiểm, nên nội quan và hồng cầu hoạt động hiệu quả cao. Cơ thể người ăn chay như nhà máy/công xưởng sử dụng công nhân (hỏng cầu) tay nghề cao, lại chăm chỉ cần mẫn, nên không cần nhiều.

Chính vì thế, người ăn chay có số lượng hồng cầu ít hơn, nhưng da dẻ hồng hào, tươi nhuận hơn hẳn người ăn thịt có hàm lượng hồng cầu cao hơn. 

Trước những thực tế trên, không ai có thể phủ nhận được lợi ích của ăn chay!

Năm 1968, một nhóm các nhà nghiên cứu Đan Mạch tiến hành thí nghiệm người qua việc theo dõi ba nhóm thí nghiệm như sau:

+ Nhóm người ăn nhiều thịt, trứng, sữa

+ Nhóm người ăn thịt, rau

+ Nhóm người ăn thuần chay

Kết quả cho thấy: Sức khỏe và sự bền bỉ của nhóm thứ ba cao nhất, nhóm một thấp nhất.

Năm 1994, đại hội quốc tế lần thứ 31 của những người ăn chay tại La Hay (Hà Lan), hơn 400 đại biểu của nhiều nước tham dự đều thống nhất: Tẩy chay thịt trong khẩu phần ăn. Ông Surenda Mechia (Ấn Độ), chủ tịch hiệp hội, nhấn mạnh: Thịt là nguồn gốc của nhiều bệnh tật cho con người. Nếu mọi người đều ăn chay sẽ tránh được bệnh hiểm nghèo và chấm dứt nạn đói trên thế giới.

Một vài tham luận và lời kêu gọi của hội nghị này như sau

  • Bác sĩ Vecna Hactin (Đức) trình bày công trình nghiên cứu: Mối quan hệ giữa việc tăng mức tiêu thụ thịt, trứng, sữa với sự
  • gia tăng rõ rệt bệnh tim mạch, dị ứng, hen suyễn, thấp khớp.
  • Oslo (Thụy Điển) công bố: Hầu hết bệnh nhân thấp khớp đều là những người ăn nhiều thịt.
  • Giáo sư N.K. Day, Viện Ung thư châu Âu cho biết: Những người ăn rau củ thay thịt ít bị ung thư hơn rõ rệt. Người bị bệnh tim nếu ăn rau thay thịt, bệnh sẽ giảm 80%.
  • Để nhấn mạnh hiểm họa của việc ăn thịt, Đại hội đã đưa ra lời cảnh báo: Thịt là kẻ sát nhân! Ăn nhiều thịt sẽ sớm xuống mồ! Và kêu gọi: “Đừng lấy răng đào mồ chôn mình

4. Tính nhân bản trong việc ăn chay

Khoa học đã tính toán: Cứ 50 calo từ thức mới tạo ra được một calo trong thit. Ngành chăn nuôi chỉ thu lai 10% lượng protein và calo đã cho vật nuôi ăn trong giá trị của thịt, còn lại 90% là lãng phí. Vì vậy giá thành của protein động vật cao gấp 20 lần so với protein thực vật.

Các nhà khoa học đã tính toán và so sánh:

  • Để thu được 1 kg lúa mì, phải tốn 60 lít nước. Muốn sản xuất 1 kg thịt, phải tiêu tốn 2.500 đến 6.000 lít nước.
  • Một lò sát sinh lớn chuyên cung cấp thịt gà ở Mỹ, đã sử dụng 100.000.000 gallon nước mỗi ngày, tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố 25.000 dân.
  • Trên một mẫu Anh, nếu trồng lương thực, sẽ tạo ra một lượng protein gấp 5 lần; trồng đậu tương, gấp 10 lần; trồng cây bó xôi gấp 28 lần so với chăn nuôi lấy thịt.
  • Để thu được một lượng protein như nhau, trong chăn nuôi phải sử dụng diện tích gấp 17 lần và tiêu tốn lượng nước gấp 8 lần so với việc trồng đậu nành. Ấy là không kể chất lượng protein từ động vật kém xa protein từ đậu nành.

Protein từ đậu nành (Nguồn: Internet)

Vì thế thịt chẳng những là thức ăn không kinh tế nhất, mà ăn thịt còn là vấn đề nan giải của loài người. Theo tính toán, một ha đất canh tác có thể nuôi được 20 đến 30 người ăn cốc lứt, thì diện tích ấy không đủ cỏ cho một con bò ăn quanh năm. Mà một con bò mỗi năm chỉ cho 150 đến 200 kg thịt. Hành tinh này không đủ khả năng nuôi sống loài người ăn thịt.

Vì thế, theo Socrates, triết gia cổ Hy lạp: Nếu mọi người đều ăn thịt thì quốc gia nào cũng cần có nhiều đất đai để chăn nuôi. Từ đó mà sinh ra những cuộc chém giết lẫn nhau để tranh giành lãnh thổ.

Nếu cả thế giới:

  • Chỉ cần giảm 10% lượng thịt ăn hằng ngày thì số lương thực dôi ra sẽ đủ nuôi sống 60 triệu người quanh năm.
  • Giảm đi một nửa lượng thịt, sẽ đủ lương thực nuôi toàn bộ người dân trong các nước đang phát triển hiện còn thiếu ăn hoặc chết đói.
  • Mọi người đều ăn chay thì lượng ngũ cốc hiện tại sẽ thừa thải cho toàn nhân loại.

Trong khi đó, một thực tế phũ phàng làm bàng hoàng lương tri toàn thế giới là: 80 đến 90% ngũ cốc ở Mỹ được dùng để nuôi gia súc lấy thịt. Rõ ràng là: Ngũ cốc của người nghèo đang bị hút cạn để nuôi bò cho người giàu. Ông Tông nghèo đang hợp quốc Kurt Walheim đã thốt lên: “Sự tiêu thụ thư ký Liền của các nước giàu là nguyên nhân cơ bản của nam đói trên toàn thế giới”.

Suy ngắm vẻ điều này, tôi thấy: Ân đến độ tranh mát phản của đồng loại thì các loài vật vẫn thường mắc. Nhưng ăn đến mức tự đầu độc, gây bệnh, thậm chí hủy hoại cuộc sống của chính mình thì không một loài vật nào lại khờ dại như loài người. Trong lĩnh vực ăn uống thì loài người, sinh vật thượng đẳng, chúa tể của muôn loài, chủ nhân duy nhất của hành tỉnh này đã tụt xuống hàng thấp kém hơn các loài vật. Thật đáng xấu hổ vô cùng.

Nếu toàn thể loài người quay trở lại lối ăn truyền thống xa xưa: Ăn ngũ cốc lứt thì lợi ích kinh tế và giá trị nhân văn còn cao hơn gấp bội. Vì:

  • Ngũ cốc lứt có thành phần dinh dưỡng cao hơn hẳn cóc xát trắng, nên rất lý tưởng đối với sinh lý con người, do đó chỉ cần ăn một lượng ít hơn là đủ. Thực tế cho thấy nhiều người ăn cơm gạo lứt ở Việt Nam, mỗi tháng đều tiêu thụ ít đi từ 4 – 7 kg/người.
  • Nếu cả nước ta (70 triệu dân, không kể con trẻ) đều ăn gạo lứt thì một năm sẽ dôi ra: 5 kg x 12 tháng x 70 triệu = 4.200.000 tấn lương thực/năm.

Hiện tại thế giới mới có 7 tỷ người mà cả nhân loại đã nơm nớp lo sợ nạn đói. Nhưng, theo tính toán, trái đất này có thừa khả năng cung cấp cho mọi nhu cầu của loài người. Nếu biết khai thác và sử dụng đúng mức, trái đất sẽ có thể nuôi trên 14 tỷ người sống sung túc.

Toàn bộ đất canh tác trên hành tinh này đều sử dụng trồng cây lương thực, thực phẩm, sẽ đủ cung ứng cho 20 tỷ người một cách dễ dàng, sẽ không có nạn nhân mãn, đến nỗi phải khuyến khích phá thai, khiến hàng năm tới 50.000.000 thai nhi bị giết một cách oan uổng.

Gandhi nói: “Trái đất có thừa khả năng cung cấp cho mọi nhu cầu của loài người nhưng không thể thỏa mãn lòng tham ăn của con người”.

Einstein nói: “Không gì ích lợi cho sức khỏe con người đế có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay!”. 

Từ những điều trình phải trân trọng cách ăn uống đúng đắn nếu muốn giữ gin. Vì, việc sử dụng đất bày trên đây cho thấy: Loài người tài nguyên thiên nhiên và quan trọng hơn là bảo đảm cuộc sống quý giá của chính mình và thế hệ con cháu tương lai.

Acarya, lãnh tụ Tâm linh Đông phương nổi tiếng nói: “Người ăn chay ngày nay là con người của tương lai, là người định hướng cho nhân loại noi theo”.

Ngày nay khái niệm ăn uống đúng đã nâng cao hơn hẳn so với trước kia. Người tiên phong trong lĩnh vực ăn uống chẳng phải chỉ là ăn chay (không ăn thức ăn từ động vật) mà là ăn theo thực dưỡng, nghĩa là ăn chay sử dụng gạo lứt và những rau củ quả phù hợp nguyên lý Âm Dương (Phần tiếp theo).

Ăn chay thực dưỡng (Nguồn: Internet)

Chẳng những thế, điều vô cùng quan trọng, đến mức khó có thể diễn tả hết là, chính việc ăn chay có thể ngăn ngừa những hậu quả do thói quen ăn thịt gây ra cho hành tinh. Ăn thuần chay có thể cứu trái đất thoát khỏi hiểm họa suy tàn, cứu loài người và các sinh loài khác thoát khỏi vực thẳm diệt vong. 

Tôi nghĩ rằng: Vấn đề không chỉ còn là thói quen, sở thích ăn thịt hay ăn chay nữa, mà là sự hiểu biết, trình độ giác ngộ, lương tâm, trách nhiệm… trước sự tồn vong của trái đất và muôn loài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *