CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG NHỊN ĂN

Posted on Tin tức 239 lượt xem

1.LƯỢC SỬ

Nội dung chính

Hiện tượng nhịn ăn khá phổ biến trong tự nhiên: Nhịn ăn trong thời kỳ ngủ đông ở động vật vùng ôn đới, ngủ hè ở một số động vật vùng sa mạc; những con vật khi bị ốm đau thường bỏ ăn, người ốm thường không muốn ăn uống v.v…

Những thực tế trên đã gợi ý, mở đường cho sự ra đời của phương pháp nhịn ăn chữa bệnh ngay từ thời cổ đại ở Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập,… sau đó lan truyền khắp thế giới. Ở châu Á, Đông y học cổ truyền đã tổng kết thành nguyên lý: “Phục dược bất như giảm khẩu” (dùng thuốc không bằng nhịn ăn).

Phương pháp nhịn ăn gián đoạn (Nguồn: Internet)

Nhận rõ lợi ích của việc nhịn ăn chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, phương pháp này ngày càng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay không phải ai, chẳng phải trường phái Y học nào cũng biết và hiểu đúng giá trị chân chính của nó. Vì vậy việc phân tích rõ cơ sở khoa học, tính chất đúng/sai, lợi hại… của vấn đề, thiết nghĩ là điều rất đáng làm.

Sau đây, tôi xin trình bày một số nhận thức, kết quả áp dụng của bản thân cũng như kinh nghiệm theo dõi, hướng dẫn nhịn ăn chữa bệnh cho nhiều người trong hơn 25 năm qua.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP

Có thể phân biệt các cách nhịn ăn như sau:

  • Nhịn ăn tuyệt đối: Là không đưa bất kỳ một thứ gì dù là đặc, lỏng vào cơ thể, kể cả uống nước hoặc tiêm thuốc.
  • Nhịn ăn hoàn toàn: Không ăn gì, nhưng có thể uống nước, mà chỉ uống nước là đun sôi để ấm bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Nhịn ăn không hoàn toàn: Là ăn không đủ no, không đủ chất để tiêu hao bớt năng lượng thừa.
  • Nhịn ăn từng phần: Là tiết thực, ăn thiếu đi một vài chất nào đó (mỡ, thịt, đường, sữa…) chẳng hạn.

Trong thực tế cũng khó phân biệt ranh giới giữa nhịn ăn không hoàn toàn và nhịn ăn từng phần.

3. NHỊN ĂN VÀ ĐÓI ĂN

Cản phân biệt nhịn ăn và đói ăn như sau:

1. Nhịn ăn

Là không ăn gì đến khi cơ thể vừa hết chất dư thừa, dự trữ, hoặc hết bệnh; Là quá trình tiêu hao, đào thải các chất độc hại, các mô mỡ, các chất vô ích làm tăng khí lực, đem lại sự điều hòa (tức là sức khỏe) cho cơ thể. Nhịn ăn mang tính chất sinh lý, là giai đoạn có ích.

2. Đói ăn

Là nhịn ăn đến lúc các chất dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà vẫn còn nhịn, lúc đó cơ thể buộc phải tiêu thụ đến các mô lành, làm suy kiệt sinh lực. Đói ăn mang tính chất bệnh lý, là giai đoạn có hại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *