CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Posted on Tin tức 280 lượt xem

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, người thực hành không nên coi việc này là quá đơn giản, dẫn đến vội vàng hấp tấp, mà phải bình tĩnh, thận trọng, đọc và hiểu thật kỹ những điểm dưới đây trước khi bước vào thực hành.

1. KHÂU CHUẨN BỊ

Nội dung chính

a. Cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tài liệu

Để xây dựng lòng tin vào cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp này, cần thận trọng khi thực hiện. Không nên xem nhẹ, cũng chẳng nên coi đó là một cuộc thách đố, mạo hiểm để lo sợ, căng thẳng.

Phải có một quyết tâm cao, ý chí mạnh và tinh thần thanh thản để vượt qua mọi biểu hiện có thể xảy ra, đặc biệt vượt qua sự lôi cuốn của thèm ăn. Vì trong lúc bụng rỗng nếu chỉ dựa vào dù một tí thức ăn bất kỳ loại gì, ở dạng nào cũng đều gây ra sự xáo trộn mãnh liệt trong cơ thể, đơn giản nhất là dịch vị lại tiết ra, mọi kết quả của những ngày nhịn ăn trước đó hoàn toàn bị xóa sạch.

Nhiều người thấy những kết quả tốt đẹp của việc nhịn ăn chữa bệnh thì rất thích, họ thường nói; “Bao giờ tôi sẽ nhịn thứ vài ngày xem sao”? Tôi trả lời: “Không nên “thứ như vậy”. 

Trang bị kiến thức trước khi nhịn ăn (Nguồn: Internet)

Vì vài ba ngày đầu phải đối mặt với những thử thách chưa từng thấy, mà hiệu quả chưa được là bao. Cái giá phải trả trước là sự nghiêm túc, chuẩn bị tinh thân kỹ lưỡng để bước vào cuộc “phiêu lưu” mà những thành công bất ngờ đang chờ phía trước. Ai chưa thực sự quyết tâm cao, chưa chuẩn bị tỉnh thản chu đáo, thì chưa nên vội thực hành nhịn ăn.

b. Cần chuẩn bị tư tưởng cho người thân

Chính những người thân mới là cản trở đáng ngại hơn cả đối với người thực hành nhịn ăn, nếu họ không hiểu, chưa đồng tình sẽ cản trở, tác động gây hoang mang, dao động cho người thực hành. Để khắc phục hiện tượng này, nên nhịn ăn ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn nhiều.

c. Nên có người theo dõi, giúp đỡ

Tốt nhất, lần đầu nhịn ăn nên có người nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này trực tiếp theo dõi, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hành để hướng dẫn, động viên, giải thích những biểu hiện trong quá trình nhịn ăn giúp người thực hành yên tâm và xử lý kịp thời khi cần thiết, nếu có.

Một số bạn đọc có sáng kiến đã tổ chức một nhóm 5-7 người, đến tôi nhờ hướng dẫn, theo dõi đợt nhịn ăn tập thể, như vậy sẽ rất tốt và tiện lợi về nhiều mặt.

Không có điều kiện như vậy thì người thực hành càng cản phải chuẩn bị tinh thần chu đáo hơn, quyết tâm cao hơn tốt nhất nên luôn có sẵn quyển sách này hoặc một tài liệu hướng dẫn thực hành nhịn ăn đáng tin cậy bên cạnh, để đọc và tự giải thích các hiện tượng.

d. Bước vào đợt nhịn ăn

Để tránh cho cơ thể bị xáo trộn đột ngột, tốt nhất trước khi chính thức bước vào đợt nhịn ăn vài ba ngày nên ăn cháo gạo lứt, hôm sau ăn bằng một nửa hôm trước. Ngày thứ ba nên uống nước cháo hay nước gạo lứt rang (không nên uống no), sau đó mới nhịn ăn thực sự.

Nếu muốn nhịn ăn ngay cũng được, nhưng với người thực hành lần đầu sẽ khó thích nghi hơn, vì chưa quen với sự thay đổi đột ngột của cơ thể.

Với người khỏe mạnh không bị bệnh viêm loét dạ dày, ruột thì trước khi nhịn ăn, tốt hơn nên rửa ruột thì đợt thực hành sẽ kết quả tốt hơn. Không nên uống thuốc tẩy hay rửa ruột bằng thuốc tẩy ngay trước, sau và đặc biệt trong khi nhịn ăn, sẽ làm suy yếu dạ dày, ruột, rất có hại.

2. TRONG KHI NHỊN ĂN

a. Lần đầu tiên nhịn ăn

Cơ thể sẽ có cảm nhận rất mới lạ chưa từng thấy, nếu không chuẩn bị tư tưởng kỹ từ trước sẽ dễ hoang mang, lo sợ, đó là điều tối kỵ đối với người thực hành nhịn ăn chữa bệnh.

Nếu không thắng được sự hoang mang lo sợ thì tốt nhất không nên tiếp tục nữa, vì chẳng đem lại lợi ích gì mà chỉ gây tác hại.

Thực tế cho thấy rất ít người trong tình trạng này, tuy nhiên lần đầu tiên chỉ nên nhịn ăn ít ngày (dưới 1 tuần) sau đó tăng dân thời gian lên.

b. Phải có thái độ vui tươi thoải mái

Cần thanh thản và tin tưởng trong khi thực hành. Chính thái độ đó quyết định thành công của đợt nhịn ăn chữa bệnh.

c. Trong thời gian nhịn ăn

Nên nghỉ ngơi yên tĩnh ở nơi không khí trong lành, thoáng mát, đồng thời phải giữ cho thân thể luôn ấm để khỏi hao tổn năng lượng một cách không cần thiết.

Nghỉ ngơi trong quá trình nhịn ăn (Nguồn: Internet)

Điều cần đặc biệt lưu ý, nhất là đối với phái nữ: Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm dưỡng da trong suốt thời gian nhịn ăn, để các tế bào biểu bì già cỗi chết đi, lớp tế bào mới non trẻ thay thế. Như vậy sau đợt nhịn ăn mới có làn da mịn màng, hồng hào, tươi nhuận như mong muốn.

d. Nước uống và nước tắm

Phải vừa ấm bằng thân nhiệt để không mất năng lượng vô ích. Trong khi nhịn ăn sẽ không có nhu cầu uống nước, chỉ nên uống khi thật sự khát, không nên uống nhiều. Lượng nước dư thừa trong cơ thể chẳng giúp ích gì mà còn làm giảm sự bài tiết các chất cặn bã, lại buộc tim, thận phải làm việc một cách vô ích gây mệt mỏi không cần thiết.

Tóm lại, nghỉ ngơi, thanh thản, thoải mái, yên tĩnh, vui tươi, ấm áp là những yếu tố rất quan trọng trong khi thực hành nhịn ăn chữa bệnh. Việc vận động, đi lại là tùy khả năng, không nên gò bó theo một quy định nào. Phải tuyệt đối tránh các hình thức, biện pháp gò ép, gây kích thích, thúc đẩy trái tự nhiên.

Kinh nghiệm của bản thân tôi, trong khi nhịn ăn nên thu năng lượng, đồng thời kết hợp bài tập tự điều chỉnh bên trong (đưa năng lượng đến vùng bệnh kèm theo thông điệp đào thải độc tố và chữa bệnh, hoặc đưa năng lượng đến vùng nào muốn làm mạnh lên), hay ngồi thiền, quán chiếu vùng bệnh kết quả sẽ tốt hơn hẳn.

3. KẾT THÚC ĐỢT NHỊN ĂN

Tùy thời gian nhịn ăn dài hay ngắn mà việc kết thúc cũng khác nhau. Nếu đợt nhịn ăn ngắn (một tuần trở lại) thì văn để tương đối đơn giản. Đối với đợt nhịn ăn dài ngày (2-3 tuần trở lên) thì kết thúc đợt nhịn ăn là việc vô cùng quan trọng, rất cần chú ý để thực hiện thật nghiêm túc.

a. Kết thúc đợt nhịn ăn ngắn ngày (một tuần trở xuống)

  • Uống một cốc (200ml) nước chanh pha đường, hoặc tốt hơn là pha mật ong (nên dùng nước ấm vừa uống) nhằm làm sạch ống tiêu hóa.
  • Chừng 5 đến 15 phút sau, ăn một quả chuối nhưng không nhai kỹ, để các miếng chuối như bọt biển lau sạch thành ruột.
  • Khoảng 30 phút đến 1 giờ sau mới ăn cháo nấu nhừ (tốt nhất là cháo gạo lứt với muối).
  • 3 – 4 giờ sau nữa có thể ăn cơm nhưng nên nấu nhão, nhai kỹ, cơm gạo lứt càng tốt.

b. Kết thúc đợt nhịn ăn dài ngày (một tuần trở lên)

Thông thường, dấu hiệu quan trọng nhất có thể kết thúc đợt nhịn ăn dài ngày là không còn thấy những triệu chứng bệnh nữa, bụng đói và cảm giác thèm ăn thực sự. Lúc này các biểu hiện như tim mạch, huyết áp, thân nhiệt trở lại bình thường, hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡi sạch (lưỡi có thể sạch từ trước khi hết bệnh khá lâu), nước giải trong, phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường, chứng tỏ chất độc và cặn bã đã bị đào thải hết, bệnh đã khỏi hẳn.

Trở lại cuộc sống bình thường sau đợt nhịn ăn (Nguồn: Internet)

Thời gian cần thiết để ăn trở lại tỷ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khỏe của người thực hành.

Xin giới thiệu một quy trình ăn lại điển hình sau đợt nhịn ăn dài ngày để bạn đọc tham khảo và áp dụng sáng tạo, thích hợp, cho các đợt nhịn ăn dài ngày của mình:

Quy trình ăn lại sau quá trình nhịn ăn dài ngày (Nguồn: Hebachhuyet.vn)

Lưu ý: 

  • Ngày thứ ba, ăn 3-5 bữa cháo gạo lứt loãng với nước muối (chú ý chỉ dùng muối trắng hoặc muối hầm, chưa nên dùng các loại nước chấm hay bột canh và không nên ăn no).
  • Ngày thứ tám trở đi, tốt nhất là ăn theo phương pháp dưỡng sinh, công thức số 7, nhai thật kỹ, đồng thời tránh những thức ăn tinh chế (đường trắng, gạo xát hết cám), thức ăn đồ uống qua chế biến công nghiệp như mì chính, đỏ hộp, nước giải khát đóng chai,…

Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tùy thuộc vào thời tiết, thể chất và tình trạng sức khỏe của từng người. Nhìn chung người yếu nên ăn thức ăn nhẹ lâu hơn, mùa lạnh nên ăn thức ăn nóng hơn, mùa nóng nên ăn thức ăn nguội.

Tuy nhiên, không nên dùng đồ ăn thức uống lạnh, nhất là tuyệt đối không uống nước đá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *