ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Posted on Tin tức 279 lượt xem

1.Thoái hoá cột sống

Nội dung chính

Thoái hóa cột sống tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất. Nghiên cứu từ viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống. Người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.

Thoái hóa cột sống cổ (Nguồn: Internet)

  • Người mất kiểm soát cân nặng là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
  • Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
  • Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.
  • Thoái hóa cột sống thường gặp ở nhân viên văn phòng
  • Người làm công việc văn phòng, ngồi một chỗ và ít vận động là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống

2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính:

2.1 Nguyên nhân nguyên phát

  • Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống.

Thoái hóa đốt sống lưng do quá trình lão hóa tự nhiên (Nguồn: Internet)

  • Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. 

2.2 Nguyên nhân thứ phát

  • Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.

Thoái hóa cột sống do đặc thù công việc (Nguồn: Internet)

  • Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến

  • Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm.
  • Sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
  • Đau cột sống âm ỉ, đồng thời cơn đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi.
  • Yếu hoặc tê bì chân tay, ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống (Nguồn: Internet)

4. Biến chứng của thoái hóa cột sống

Cột sống bị thoái hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, tàn phế hoặc mất khả năng đi lại được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa đốt sống.

5. Chẩn đoán thoái hóa cột sống 

Ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

  • X – Quang: Chụp X – quang giúp bác sĩ kiểm tra liệu cột sống có bị tổn thương về xương, gai đốt xương, mất đĩa hoặc sụn hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm xác định những tổn thương ở đĩa đệm và vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
  • Một số xét nghiệm khác: điển hình như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau cột sống như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.

    Chụp X- Quang chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ (Nguồn: Internet)

6. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống

  • Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khỏe cột sống
  • Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc
  • Phẫu thuật cột sống
  • Châm cứu hỗ trợ giảm đau
  • Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *