NHU CẦU ĐẠM CỦA CON NGƯỜI- PHẦN 2

Posted on Tin tức 245 lượt xem

Xem PHẦN 1 tại đây. Dưới đây là phần tiếp theo, các bạn đọc cùng Mani tiếp tục theo dõi nhé!

Như đã trình bày ở phần 1, đến đây tôi không còn từ ngữ nào có thể biện bạch, bào chữa cho tác hại của việc ăn thịt, trứng, sữa… đã rành rành, nhằm duy trì lợi nhuận bất chính của mình, ngành chăn nuôi và sản xuất thực phẩm từ động vật đã và đang dán thêm một bước phiêu lưu mới: Quay ra bôi bác nguồn đạm từ thực vật. Họ đã bất lương, trắng trợn phao tin trên mạng và facebook rằng: 

“Ăn đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương sẽ bị bất lực sinh dục cho nam giới, rằng, trong gạo lứt có thạch tín…” để ngăn cần, hăm dọa những người có ý định chuyển sang ăn chay hoặc thuần chay.

Công trình nghiên cứu ung thư lớn nhất lịch sử y khoa được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tokyo (Nhật) do tiến sĩ Takeshi Hirayama lãnh đạo. Theo dõi 122.000 người trong suốt mấy chục năm liền đã cho thấy: Những người ăn thịt có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bốn lần so với người ăn chay hoặc ăn ít thịt. Tương tự, càng ăn nhiều trứng, bơ, phô mai, càng có nguy cơ ung thư vú. Nhưng nếu ăn bơ, phô mai lẫn với rau thì tỷ lệ bị ung thư vú sẽ thấp hơn rõ rệt so với ăn bơ, phô mai với thịt.

Hơn thế nữa, một số nhà dinh dưỡng học còn cảnh báo: Không chỉ với thức ăn động vật, mà ngay cả những chất béo gốc thực vật như salad, margarine, dầu, bơ thực vật, hạt óc chó… cũng không nên ăn quá nhiều. Đây là điều những người ăn chay cần phải biết.

Không nên ăn quá nhiều chất béo gốc thực vật (Nguồn: Internet)

Điều trớ trêu, sửng sốt và đáng buồn là, các bác sĩ Tây y chỉ được huấn luyện để điều trị bệnh bằng thuốc tân dược hoặc giải phẩu mà không được dạy ngăn ngừa bệnh qua lối sống và cách ăn uống lành mạnh. “Giáo dục về dinh dưỡng” vô cùng không thỏa đáng trong học đường, đặc biệt tại các trường Y khoa. Một Ủy ban điều tra của Thượng nghị viện Mỹ tiết lộ: Trên 125 trường Y khoa trong toàn nước Mỹ, chỉ có 30 trường đòi hỏi sinh viên lấy một chứng chỉ về dinh dưỡng. Trung bình một bác sĩ Mỹ chỉ được học dưới 3 tiết về dinh dưỡng trong suốt những năm học tập ở Trường Đại học Y khoa.

John Robbins, tác giả của cuốn sách Diet for New America ra mắt năm 1987, gây chấn động trong lĩnh vực dinh dưỡng, đã vạch ra: Ngành kỹ nghệ thịt trứng sữa rất quan tâm đến việc “giáo dục” giới bác sĩ cái nhìn rất thiên lệch về dinh dưỡng. 

Ủy ban Thịt (Meat Board) quảng cáo trên hàng loạt trang màu đắt tiền nhất trong tạp chí Y khoa Hoa Kỳ để tuyên truyền quan điểm của mình. Nhiều nhà khoa học chân chính đã lên án đó là sự bịp bợm, bóp méo sự thật chỉ để phục vụ cho lợi nhuận của họ. 

Điều đó chứng tỏ ngành kỹ nghệ thịt biết rất rõ nó phải tranh đấu để giành giật sự ủng hộ của Y khoa, một sự ủng hộ mà trước đó là đương nhiên, không cần phải chi phí để lôi kéo. Hội đồng Thịt bò (Beef Council) của Mỹ phớt lờ những chứng có rành rành, đã bỏ ra số tiền khổng lồ để quảng cáo “Thịt bò tạo ra sức mạnh”!

Ở Mỹ, trước năm 1950 những đàn bò được chăn thả trên cánh đồng có. Nhưng từ năm 1970 trở đi, 3/4 số bò nuôi trong các trang trại (mỏi trại hàng trăm nghìn con), với nhiệm vụ duy nhất là mau chóng to béo, nhưng ít tốn kém nhất, nên bò bị giam nhốt rất chật chội, đến mức chẳng thể xoay xở được.

Thậm chí chúng có thể phải ăn mạt cưa trộn với phân đạm vô cơ, lòng và rác do gia cầm thải ra, giấy báo còn nguyên mực xé vụn, phần đã chế hóa, nến, mỡ, bụi xi măng, carton, kháng sinh, kích thích tóc, kể cả thuốc trừ sâu trở thành “cái máy bơm sữa có bốn chân”, mục đích duy nhất là tạo ra sửa tối đa để chủ trại lấy lời. Bởi vậy chúng luôn phải tiêm thuốc để kích dục mang thai suốt đời, thuốc kích thích tạo nhiều sữa, lại không được vận động khiến hệ thần kinh của con vật hiền hòa, kiên nhẫn nhất trở nên căng thẳng, hiếu động, nên chúng phải thường xuyên uống thuốc an thần.

Bò sữa bị nhốt trong chuồng chật hẹp (Nguồn: Internet)

Vì vậy mau chóng kiệt sức và bị thái loại làm thịt. Loài bò trung bình sống được 25 năm, nhưng cuộc đời của bò sữa chỉ được 4 năm. Những con gà đẻ trứng trong các trại chăn nuôi cũng phải hứng chịu những điều kiện tương tự như vậy, nên xơ xác, thảm hại.

Mỗi năm hàng triệu con bê (con của bò sữa), phải nuôi nhốt trong điều kiện thê thảm để cung cấp “thịt bê sữa” khi bốn tháng tuổi, nên phản lớn bị chết trước khi “xuất chuông”. Để thịt bé non trắng mỏng, mềm, chúng bị nhốt rất chật chội, không được vận động và chẳng được ăn bất cứ thứ gì có chất sắt…

Chẳng những thế, các nhà khoa học ngày càng phát hiện nhiều chất độc hại tiềm ẩn trong thịt. Gaiy và Steven Null ( hai nhà nghiên cứu dinh dưỡng học người Mỹ, tác giả của hàng chục cuốn sách và hàng trăm bài báo về y học) đã tố giác. Ngoài việc sử dụng rất nhiều chất kích thích, an thần, kháng sinh,… những cơ sở chăn nuôi còn dùng hơn 2.700 được chất để kích thích gia súc tăng trưởng, béo mập, nhiều sữa để nhiều trứng một cách rất bất thường.

Ở Úc, ngành chăn nuôi đã kích thích vật nuôi bằng diethystolbestrol, là chất gây ung thư mạnh. Năm 1972, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã phát giác ra thạch tín (arsenic) được sử dụng trong chăn nuôi gà.

Thạch tín (Nguồn: Internet)

Chất bảo quản thịt là nitrate, nitrite từ lâu đã được cảnh báo là tác nhân gây ung thư rất mạnh. Rồi penicillin, tetracycline là hai chất kháng sinh vô cùng độc hại đã giúp cho ngành chăn nuôi bội thu nhưng đầu độc người ăn thì không sao kể hết. Đáng buồn là khách hàng tiêu thụ, những người vô tội, đã và đang bị đầu độc ngày một nặng hơn mà không hề hay biết gì.

Mỗi sáng, nước Mỹ đã giết hơn 9 triệu vật nuôi, (bằng số dân của thành phố San Francisco). Hàng năm nước Mỹ đã giết mổ 134 triệu gia súc, 3 tỷ gia cầm. Ngành sản xuất thịt đã chỉ ra số tiền khổng lồ, để vận động ngắm nhằm che đậy thực trạng của những con vật trong các trại chăn nuôi và lò giết mổ, “khuyến khích” mọi người ăn nhiều thịt trứng sữa….bất chấp những tác hại khủng khiếp gây ra cho người tiêu thụ.

John Robbins còn tiết lộ: “Do cách đối xử quá nhẫn tâm với các vật nuôi, nên các trại chăn nuôi luôn cấm công nhân tiếp xúc với nhà báo.” Cách đối xử vô cùng dã man đã biến các lò mổ thành “địa ngục nồng nặc mùi hôi và những vũng máu”. Công nhân lò mổ phải bịt chặt tai để không nghe thấy tiếng gào thét rùng rợn của những con vật bị giết. Thế nhưng, tỷ lệ tai nạn lao động ở đó luôn cao nhất so với tất cả các nghề khác. Mỗi năm trên 30% nhân viên bị thương phải điều trị. 

Điều tra vào năm 1980, tại một lò mổ đã phải thay đổi tới 43% nhân viên mỗi tháng. Những thông tin như thế đều bị bịt kín chẳng ai biết tới. Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc đã vạch ra: Loãng xương do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là do ăn quá nhiều đạm. Càng ăn nhiều đam bao nhiêu bệnh loãng xương càng nặng bấy nhiêu.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra: Bệnh loãng xương xuất hiện nhiều và trầm trọng ở những quốc gia tiêu thụ nhiều sữa nhất như Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Anh… 25% phụ nữ Mỹ từ 65 tuổi trở lên bị loãng xương trắm trọng (mát 50 đến 70% canxi của bộ xương và hao hụt nhiều chất khoáng khác), bộ xương họ mong manh, dễ gây, thường xuyên đau, còng lưng. Số người chết vì chứng này nhiều hơn số tử vong vì ung thư tử cung và ung thư vú cộng lại. Nguyên nhân là do chất đạm và mỡ trong khẩu phần ăn đã “tóm lấy” canxi và kết tủa, gây nên các bệnh sỏi thận, gan, mật… nên không còn canxi cung cấp cho nhu cầu cơ thể nữa.

Bệnh loãng xương (Nguồn: Internet)

Trong khi hội đồng Sửa quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo phải cung cấp 1.200 mg canxi mỗi ngày chủ yếu từ sữa, thì N.Pritikin, chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng công bố: “Phụ nữ ở bộ lạc Ban-tu (Châu Phi) trung bình mỗi ngày ăn vào 350 mg canxi, mỗi người trung bình sinh chín đứa con, mỗi đứa bú trong hai năm, nhưng họ không bao giờ bị chứng thiếu canxi, rất hiếm có người bị gãy xương, rụng răng. Trẻ em lớn lên rất khỏe mạnh. Lý do đơn giản là họ ăn rất ít chất đạm. Trong khi người dân ở bộ lạc này sống tại Mỹ, ăn uống theo người Mỹ thì bị bệnh loãng xương tương đương với người Mỹ da trắng. Điều này đã vạch trần lập luận của những người kinh doanh ngành sữa cho rằng: Bệnh loãng xương là do di truyền”

Hơn thế nữa, một bằng chứng hùng hồn là: Người Eskimo ở Bắc cực ăn cá thịt quanh năm, rất hiếm khi ăn rau, ngũ cốc, họ đã hấp thu bình quân 2.000 mg canxi, 250 đến 4.000 g đạm/ngày, nhưng có tỷ lệ bệnh loãng xương cao nhất thế giới, tuổi thọ trung bình 27,5 tuổi.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Chất đạm là nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương. Vì thế, cách hay nhất, đơn giản và ích lợi nhất là giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày chứ chẳng phải là tăng lượng canxi. Đây là vấn đề được Y khoa chấp nhận từ hơn nửa thế kỷ này rồi. Những thông tin này bị giấu kín nên mãi đến tận bây giờ hầu hết mọi người dân không biết, các bác sĩ Tây y vẫn cổ xúy, khuyến khích mọi người nhất là người bệnh uống nhiều sữa để phòng và trị bệnh loãng xương. Thật khó hiểu vô cùng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *