Công dụng của Cajeput Oil (Tinh dầu tràm)

Posted on Sách - Tài liệu 196 lượt xem

Cây tràm gió là loài cây có hệ sinh thái đa dạng. Ta có thể tìm gặp loài cây này ở nhiều quốc giá và vùng khí hậu tương đối khác biệt, nhưng phổ biến nhất là vùng Bắc Mỹ và khu vực Đông Nam Á. Loài cây này thường được bắt gặp ở các vùng sác cạn hoặc được trồng ở vùng đất phèn ven biển tiến vào đất liền để lấy lá phục vụ cho việc sản xuất tinh dầu. Lá tràm gió cũng như lá của cây thuộc họ tràm khác có vị cay, tính ấm nóng và đặc trưng với mùi hương dễ chịu hơi nồng. Với các đặc tính trên, lá cây tràm gió có khả năng làm ra mồ hôi, trừ phong hàn và làm giảm đau nên được dùng trong dân gian như một phương pháp trị cảm lạnh, có thể lấy nước để rửa mụn, vết thương và trị mẩn ngứa hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để trị phong thấp.

Tràm khai thác chủ yếu để làm tinh dầu Tràm. Việc khai thác này diễn ra sau 3-5 tháng đốn tỉa cho Tràm. Tràm không khai thác theo mùa cố định nào mà người trồng có thể quy hoạch lấy tinh dầu quanh năm. Tuy vậy, vào mùa mưa, cây hút nhiều nước nên không có độ đặc cao cho việc lấy tinh dầu. Do vậy mà vào mùa mưa, hàm lượng tinh dầu sẽ ít hơn so với việc khai thác lấy tinh dầu vào mùa khô.

Các thống kê cho thấy, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tinh dầu Tràm chủ yếu của thế giới. Ở nước ta, tinh dầu tràm được chiết ra chủ yếu từ các rừng tràm nguyên sinh. Tràm sẽ được tận dụng khi có tuổi từ 5-6. Tần suất khai thác là 2 lần/năm đó là vào tháng 3 và tháng 9 hằng năm. Khoảng thời gian này lượng mưa không quá cao nên chất lượng cũng như số lượng của tinh dầu Tràm đều đảm bảo.

1. Hàm lượng chất trong tinh dầu tràm:

Nội dung chính

  • Quá trình chiết xuất tinh dầu Tràm bắt đầu từ việc thu hái lá và cành non của tràm. Chất lượng tinh dầu được đánh giá qua nồng độ 1,8-cineole. Hàm lượng này càng cao thì chất lượng tinh dầu càng tốt.
  • Đối với tràm đồi tươi, lá của chúng chứa 0,5-0,8 % tinh dầu, 1,8-cineol là thành phần chính có trong lá tràm đồi, chiếm khoảng hơn 70% các chất trong lá. Bên cạnh 1,8-cineole thì lá tràm còn chứa nhiều chất khác như  α-terpineol trong lá khoảng 14,03-15,31%, limonen trong lá khoảng 3,69 – 3,98%, linalool trong lá khoảng 2,84 – 4,17%, α-pinen trong lá khoảng 0,90 – 1,24%,  ρ-cymen trong lá khoảng 0,90% cùng nhiều hợp chất khác.
  • Khác với lá tràm đồi, lá tràm nước có lượng tinh dầu thấp hơn, dao động 0,3-0,5%, sự giống nhau là hàm lượng 1,8-cineol trong lá. Thành phần cấu thành nên gần như giống nhau, chúng chỉ khác nhau về hàm lượng. α-pinen (13,82-14,5%), ρ-cymen (8,98-9,59%), α-terpinen (1,78-1,80%), limonen (1,7%), linalool(0,44-0,50%) cùng các hợp chất khác.
  • Tuy khác nhau về hàm lượng chất trong lá tuy nhiên chúng có cấu tạo lá khá giống nhau. Theo các nghiên cứu về hình thái lá tràm cho thấy, trên bề mặt lá, được phủ một lớp cutin khá dày, cả hai mặt lá đều chứa rất nhiều lỗ khí khổng. Tràm có mọt vòng nội bì và 1 vòng ngoại bì bao bọc bên ngoài bó libe. Trong tế bào mô giậu của lá, số hàng tế bào khoảng 1-2 hàng. Tinh dầu chiết tách ra từ lá lấy chủ yếu từ tế bào mô mềm.

2. Tác dụng của Tinh Dầu Tràm Gió – Cajeput đối với sức khỏe, làm đẹp và đời sống

1-Tác dụng của tinh dầu tràm gió đối với sức khỏe:

– Khả năng kháng khuẩn, sát trùng được xem như một trong những tác dụng của tinh dầu tràm gió nổi bật nhất và ứng dụng đa dạng trong nhiều trường hợp. Tinh dầu tràm gió giúp khử trùng vết thường, trị được các loại bệnh ngoài da gây ra do nấm như nấm bàn chân. Tinh dầu tràm gió giúp phòng chống các vấn đề viêm nhiễm ở các vùng khác nhau và đặc biệt được ứng dụng nhiều trong nha khoa như điều trị viêm nứu và viêm loét vùng mạc miệng, bên cạnh đó khả năng khử mùi cũng giúp chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu tràm gió cũng giúp khử trùng cho không khí và giúp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.

– Tinh dầu tràm gió được chứng minh có khả năng kháng nhiều loại virus khác nhau, đặc biệt là tiêu diệt được virus H5N1, đồng thời tinh dầu tràm gió cũng giúp đẩy lùi các loại côn trùng nên phòng chống nên phòng chống dịch bệnh rất tốt. Tác dụng của tinh dầu tràm gió còn giúp giảm đau và làm tan bầm hiệu quả, thường được sử dụng để làm giảm đau ở các vùng xương khớp, các vùng đau nhức, hiệu quả kể cả vùng bụng. Khả năng trừ hàn cũng giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn cảm lạnh, giúp long đờm, trị ho hiệu quả và làm ấm cơ thể ở những người đang bệnh hoặc trúng gió.

– Tác dụng của tinh dầu tràm gió với phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ rất tốt do sự lành tính và không gây kích ứng của nó. Bên cạnh đó là nhiều công dụng của dầu tràm đa dạng có thể ứng dụng dễ dàng nên tinh dầu tràm gió được tin dùng và phổ biến với mọi đối tượng gia đình trong xã hội.

– Tác dụng trong việc giảm Viêm xoang: Tinh dầu tràm rất hữu ích trong viêm xoang và tắc nghẽn xoang nói chung. Cách tốt nhất để sử dụng tinh dầu tràm trong điều kiện này là chuẩn bị một ly nước. Khi nước sôi, thêm khoảng 20 giọt tinh dầu tràm. Hít hơi nước từ tinh dầu này. Nó giúp loại bỏ tắc nghẽn xoang và do đó, đau đầu viêm xoang cũng được giảm bớt. Chức năng chính của xoang là lọc không khí mà bạn hít thở. Có khoảng 14 – 16 khoang xoang trong hộp sọ. Một lượng nhỏ chất nhầy nhỏ luôn có trong đó. Bất kỳ nhiễm trùng hoặc viêm đôi khi làm cho chất nhầy tích tụ trong khoang hoặc đường thở. Điều này được gọi là chất nhầy thừa. Mùi thơm mạnh của tinh dầu tràm gió với hoạt chất 1,8-Cineole có trong dầu giúp làm giảm chất nhầy ngưng tụ dày đặc trong đó. Nó làm giảm tắc nghẽn xoang và tạo điều kiện cho hơi thở dễ dàng.

– Tác dụng đặc biệt trong việc chữa bệnh nấm âm đạo: Nấm candida âm đạo là vấn đề phổ biến nhất mà phụ nữ có kinh nguyệt gặp phải. Nó gây ngứa dữ dội, nổi mẩn sưng và kích ứng. Vì bộ phận sinh dục quá nhạy cảm, tinh dầu không pha loãng hoặc pha loãng thấp có thể gây kích ứng và làm tình trạng tồi tệ hơn. Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng tinh dầu tràm gió và tương tác của nó với kháng sinh thông thường đưa ra các chiến lược điều trị mới đối với nhiễm nấm candida. Các hợp chất 1,8-Cineole, a-Terpineol, limonene và linalool trong tinh dầu tràm gió có đặc tính kháng khuẩn.

– Công dụng của tinh dầu tràm gió trong việc làm đẹp cho làn da: Tinh dầu tràm gió có khả năng làm sạch sâu cho làn da, điều tiết lượng nhờn cho dầu rất hiệu quả. Cùng với đó là khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và ngăn ngừa sự hình thành các nhân mụn mới. Do khả năng làm sạch, điều tiết lượng nhờn cho da nên nếu sử dụng dầu tràm gió đúng cách và lâu dài cũng giúp làm nhỏ lỗ chân đáng kể.

– Tác dụng tinh dầu tràm gió với mái tóc: Nếu sử dụng tinh dầu tràm gió cho mái tóc lâu dài sẽ giúp làm sạch da đầu và loại bỏ những mảng gàu cũng như những con “chấy” (trí) đáng ghét. Từ đó cũng giúp các nan tóc khỏe hơn, hạn chế được tình trạng rụng tóc. Tinh dầu tràm gió cũng giúp điều tiết lượng nhờn cho da đầu và phục hồi mái tóc bị hư tổn.

3. Hướng dẫn cách sử dụng Tinh Dầu Tràm Gió – Cajeput Oil an toàn

Dầu Tràm Gió – Cajeput Oil là thành phần đặc biệt có trong 2 loại tinh dầu Bosalson là Balance OilFree Oil, cùng sự kết hợp với 11 loại tinh dầu khác tạo nên ứng dụng đa dạng:

  • Phòng bệnh thay đổi thời tiết: Sử dụng ngâm tắm hằng ngày, nhỏ 3- 5 giọt tinh Balance Oi/Free Oil vào bồn ngâm tắm bằng nước ấm. Thoa vào lòng bàn chân hoặc nhỏ 1 giọt tinh dầu lên cổ áo trước khi đi ngủ giúp thư giãn thần kinh, nhanh vào giấc hơn.
  • Tạo sự kết hợp của riêng bạn bằng cách kết hợp với các loại tinh dầu với nhau, gợi ý 1 vài công thức
    – Ngâm tắm giải cảm, giảm ho đờm: 5 giọt Fantasia + 5 check Oil + 5 free Oil + Muối renew + otox
    – Khuếch tán & làm sạch không khí: 5 giọt Balance nhỏ vào máy xông tinh dầu khuếch tán. Lưu ý chỉ xông tinh dầu trong không gian kín.
  • Xông hơi: Nhỏ 2- 3 giọt tinh dầu tràm gió (Balance/Free vào bát nước nóng, trùm kín khăn để xông hơi. Cũng có thể kết hợp cùng tinh dầu Fantasia, Check,…phù hợp với triệu chứng cơ thể.
  • Pha hỗn hợp massage, lưu ý lựa chọn dược liệu phù hợp với mặt bệnh của cơ thể để có hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *