HỌC THUYẾT ÂM- DƯƠNG

Posted on Tin tức 263 lượt xem

Để hiểu sơ bộ học thuyết Âm – Dương là gì thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

  1. KHÁI NIỆM

Học thuyết Âm – Dương là phần bao trùm, xuyên suốt cả bốn thành tựu lớn của Đông y học cổ truyền.

Cổ Đông phương học cho rằng: Âm – Dương là quy luật của trời đất, kỷ cương của muôn loài, nguồn gốc của tiến hóa, cội nguồn của phát sinh và hưng diệt.

Luận giải về triết học Đông phương và Đông y học cổ truyền, không một tác giả nào, một tác phẩm nào lại không để cập đến học thuyết cốt lõi này. Học thuyết cho rằng: Mọi sự vật luôn luôn có hai mặt nương tựa vào nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất, vừa tương phản lại vừa đối xứng và là gốc của nhau. Hai mặt đó được khái quát hóa thành Âm và Dương.

Học thuyết Âm- Dương (Nguồn: Internet)

Lúc đầu học thuyết này thể hiện tư tưởng triết học, sau đó được vận dụng rộng rãi trong các ngành: Thiên văn, lịch sử, nông học, toán học, vật lý, y học…

Trong cơ thể con người, Âm – Dương là bản thể của những cơ năng vẻ sinh mạng (phản rõ) và tâm linh (phần mờ). 

Quy luật biến hóa của mọi sự vật là quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi, diệt vong và chuyển hóa thành vật chất khác. Trong đó, Âm đại diện cho vật chất, Dương đại diện cho chức năng.

Âm nương theo Dương mà SINH, Dương tựa theo Âm mà HÓA. Hai mặt nương tựa nhau để TƯƠNG SINH. Mọi sự mất quân bình đều là đầu mối của bệnh tật.

Sự đối lập, khống chế, nương tựa và chuyển hóa giữa Âm và Dương là nguồn gốc phát sinh, phát triển, biến hóa của mọi sự vật. Khi quan hệ đó bị vi phạm, phá vỡ thì mọi vận động, phát triển sẽ không bình thường, trở nên rối loạn: Trong vũ trụ sẽ sinh ra thiên tai, mất mùa. Nơi con người sẽ xuất hiện bệnh tật, tội ác, sự đê mạt, chém giết lẫn nhau…

  1. VÀI TIÊU CHUẨN ĐỂ SƠ BỘ NHẬN BIẾT TÍNH ÂM – DƯƠNG CỦA SỰ VẬT

Mặc dù Âm – Dương hữu thanh vô hình, nhưng có thể dựa vào một số tiêu chuẩn sau đây để sơ bộ nhận định tính Âm – Dương của sự vật:

a. Về xu hướng 

Nội dung chính

Dương là hướng tâm, có tính co rút lại. Âm là ly tâm có tính giãn nở ra. Vì vậy:

  • Vật nặng (hướng tâm lực) là Dương. Vật nhẹ (ly tâm lực) là Âm.
  • Vật chất khô (có xu hướng co lại) là Dương, vật chứa nhiều nước (có xu hướng giãn nở ra) như hạt đang nảy mầm, giá, năm, măng… thì Âm hơn cà rốt, xà lách xoong… Dương hơn. Những cây lá to như chuối, vả… Âm hơn.
  • Người gầy, đen, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai… là Dương. Người trắng, béo nhất là béo bệu, yếu đuối, chậm chạp… thuộc Âm.

Cây chuối lá to Âm hơn (Nguồn: Internet)

b. Về địa dư, khí hậu

  • Vùng nóng Dương hơn vùng lạnh, nên cây cối, hoa quả vùng nhiệt đới Âm hơn cây cối hoa quả ở vùng ôn đới.
  • Tại một vùng thì mùa lạnh Âm, mùa nóng Dương, nên sản phẩm nông nghiệp trong mùa lạnh Dương hơn mùa nóng.
  • Trên cạn Dương hơn dưới nước, nên cây mọc dưới nước như sen, súng, xà lách xoong… Dương hơn những cây mọc trên cạn.

Vùng nước sâu (lạnh, tối) nên Âm tính cao, vì vậy rong rêu mọc ở đó rất Dương.

Sống trong bùn (rất Âm), nên lươn rất Dương. Vì vậy ăn lươn bổ Dương chứ không phải bỏ Âm như nhiều người vẫn thường nghĩ.

c. Về vị trí

Trong không gian, trên cao thuộc Dương, dưới thấp thuộc Âm. Vì vậy:

Ở thực vật:

Cây bò sát mặt đất hoặc thấp như rau má, bí ngô… thuộc Dương. Cây mọc vươn lên cao thuộc Âm.

Trong một cây bộ phận nào càng trên cao càng Âm, càng dưới thấp càng Dương hơn.

Những loại củ đâm sâu xuống đất như cà rốt, củ cải, củ mài (sơn dược), sắn dây (cát căn)… là Dương. Trái lại, những củ nằm ngang và nông như khoai tây, khoai lang, sắn… thì Âm hơn. Trong cùng một củ, ở phía dưới sâu, thắt lại Dương hơn so với phía trên nông và to, Âm hơn.

Ở người và động vật:

  • Đầu ở trên cao là Âm, chân hướng xuống đất là Dương.
  • Bụng hướng xuống đất nên thuộc Dương. Lưng hướng lên trời nên thuộc Âm.

Hầu hết các tài liệu, kể cả sách giáo khoa ở Việt Nam đều nói đầu là Dương, chân là Âm; bụng là Âm, lưng là Dương… là do chỉ căn cứ vào vị trí của các bộ phận đó trong không gian mà không thấy mối tương quan logic giữa cơ thể với thiên nhiên và vũ trụ, nên không đúng. Xem thêm Con người và Năng lượng sinh học tập một (của tác giả) sẽ rõ hơn về điều này.

Dương ở bên trong, Âm ở bên ngoài:

Các hạt ở bên trong luôn Dương hơn phần thịt ở bên ngoài. Người nào Dương bên trong, Âm bên ngoài là hợp quy luật tự nhiên nên khỏe mạnh cuộc sống hài hòa, điềm đạm, dễ mến.

Trái lại người nào Âm lần vào trong, Dương tràn ra ngoài là ngược với tự nhiên như các vận động viên thể dục hình thể thì thực chất rất yếu. Các võ sĩ, bắp cơ nổi lên cuồn cuộn là Dương tràn ra ngoài nên tính tình thường nóng nảy, hung hăng. Điển hình là võ sĩ quyền anh lừng danh Mike Tyson.

d. Mùi vị

  • Các vị cay chua ngọt thuộc Âm
  • Các vị mặn đắng chát thuộc Dương

Nhìn chung thức ăn nào làm nở mao mạch, gây cảm giác nóng như ớt, gừng, rượu… là Âm; ngược lại gây cảm giác mát như long tu (nha đam), sán dây, sâm, tam thất… thuộc Dương, Hầu hết các tác giả, tài liệu… dựa vào tính chất gây cảm giác nóng của ớt, gừng, rượu… để kết luận chúng thuộc Dương: dựa vào tính chất làm mát cho cơ thể của sắn dây, nha đam, rau má, sâm… để kết luận chúng thuộc Âm là hoàn toàn không đúng, do không hiểu bản chất của vấn đề.

e. Màu sắc

Theo phổ ánh sáng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) thì ba màu đầu: Đỏ, cam, vàng Dương hơn bốn màu sau: Lục, lam, chàm, tím Âm hơn.

Vì vậy, các thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng như thịt, trứng, cà rốt, bí đỏ, đậu đỏ, gạo đỏ, kê… thường Dương hơn, trái lại các thực phẩm có màu trắng, lục, xanh, lam, chàm, tím như giá, đậu, cà, vả, nho, măng cụt, khoai tía… Âm hơn, đặc biệt cà dái dê (cà tím), rất Âm.

Dải màu sắc (Nguồn: Internet)

Chú ý: Tiêu chuẩn về màu sắc nhìn chung không chặt chẽ, nên phải kết hợp với các đặc điểm khác: Ví dụ, đu đủ, cam, xoài… có màu đỏ hoặc vàng nhưng lại vươn lên cao nên thuộc Âm. Trong khi rau má, xà lách xoong… có màu xanh lục nhưng bò sát đất hoặc ngâm dưới nước, lá nhỏ… thuộc Dương

Tất cả các loại rau, củ, quả thuộc họ cà (Solanaceae) kể cả khoai tây đều thuộc Âm, nhất là cà dái dê (cà tím) rất Âm (vì vậy khi ăn loại cà này, người ta thường nướng trong lửa, rồi dẩm muối để Dương hóa lên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *