NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÉP DƯỠNG SINH HAY THỰC DƯỠNG THEO OHSAWA- PHẦN 3

Posted on Tin tức 252 lượt xem

Xem PHẦN 2 ở đây. 

4. PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN NHẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN

Nội dung chính

Phương pháp “thực dưỡng theo Âm – Dương”, tốt nhất là thực phẩm phải đảm bảo tỷ lệ Âm Dương bằng 5/1. Nhưng trong quá trình nấu nướng, chế biến, các yếu tố vật lý (nhiệt độ, áp suất), hóa học (muối, nước) đã làm thay đổi tỷ lệ ấy do sự đun nấu, pha loãng, làm khô, hòa hợp giữa các thành phần trong thực phẩm với nhau… Vì vậy tỷ lệ ban đầu đã thay đổi rất nhiều, nên việc đánh giá rất phức tạp.

Giáo sư Ohsawa đã nêu một phương pháp rất đơn giản, dẻ dàng và thực dụng đối với mọi người để đánh giá chất lượng thức ăn bằng cách hằng ngày quan sát phân và nước tiểu của mình như sau:

4.1 Phân

Phải có màu vàng sẫm hay hơi nâu, độ cứng vừa phải, tạo thành khuôn, có búp, nổi trên nước, mùi không khó chịu… là thức ăn hôm trước có tỷ lệ Âm – Dương thích hợp.

Người khỏe mạnh, ăn theo phương pháp Ohsawa lau ngày, sau khi đại tiện có thể không cản dùng giấy vệ sinh hay rửa nước (như những động vật), là đã đạt kết quả tuyệt vời.

Ngược lại, nếu phân có màu nhạt là do thức ăn hôm trước Âm tỉnh. Màu ngà hay xanh lục là do thức ăn nhiều Âm tính. Phán nát, chìm, gần với màu đen là Âm thái quá. Nếu phân có mùi khó chịu, chứng tỏ sự vận chuyển của đường tiêu hóa không tốt…

Mỗi ngày đại tiện một lần là bình thường, nếu táo bón hoặc đại tiện hơn hai lần trong một ngày là đường tiêu hóa có sự rối loạn khá trầm trọng.

4.2 Nước tiểu

Nước tiểu tốt sẽ có màu vàng sẫm nhưng trong, không đục. Nếu nước tiểu màu vàng nhưng sau 10 đến 15 phút có lắng cặn là bệnh khá nặng, có thể là bệnh thận, hoặc do thừa calo hay thức ăn hôm trước thiếu yếu tố Dương. Nếu nước tiểu quá loãng, trong và số lượng nhiều thì rất có thể đã bị bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày (24 giờ) đàn ông đi tiểu ba lần, đàn bà đi tiểu hai lần là vừa. Nếu đi tiểu hơn bốn lần/ngày là đã bị bệnh hoặc do uống nước quá nhiều, và như vậy là tim, thận phải làm việc quá mức.

Từ chất thải của con người giúp dễ dàng đánh giá chất lượng đồ ăn (Nguồn: Internet)

5. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH THEO PHÉP THỰC DƯỠNG CỦA OHSAWA

Rất nhiều người bị “nhồi sọ” rằng phải ăn thịt, cá, trứng đường, sữa… mới đủ chất, thường nghĩ: Các thức ăn thông thường như gạo lứt, vừng, đậu đỏ, bí đỏ, cà rốt, rau cải, muối… thì có gì là lạ, và làm sao có thể có đủ chất dinh dưỡng mà nuôi cơ thể chứ đừng nói đến khả năng chữa khỏi bệnh tật.

Trả lời vấn đề này, chúng ta hãy xem xét vài khía cạnh chính dưới đây:

5.1 Trước hết là giá trị dinh dưỡng của thức ăn theo phương pháp này

Loại trừ mục đích “sống để ăn”, ăn cho khoái khẩu thì “Phép thực dưỡng Âm – Dương” không đáp ứng được. Còn với yêu cầu chân chính “Ăn để sống”, tức là ăn đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể thì:

  • Gạo lứt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ tuyệt hảo, cung cấp cho mọi nhu cầu chính đáng của cơ thể con người. Ngoài ra gạo lứt còn có những tính dược vô cùng quý giá như: Phòng chống ung thư, chống nhiễm xạ, đào thải độc tố… nên cây lúa và hạt gạo lứt xứng đáng được người cổ Đông phương tôn vinh là “hạt ngọc”, là “Thượng Đế”. 

“Hạt ngọc” (Nguồn: Internet)

  • Vừng, đậu đỏ, bí đỏ, cà rốt, muối… có thành phần rất bổ dưỡng và Dương tính cao. Vì thế, ăn thực dưỡng theo quân bình Âm – Dương chẳng những không tốn kém, lại có tác dụng nâng cao, bảo vệ sức khỏe, chống được nhiều bệnh tật mà việc nấu nướng lại đơn giản, đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều.

Nếu ăn nới rộng ra với đậu nành hoặc các loại đậu khác thì, như đã trình bày trên đây, tỷ lệ protein hoàn hảo luôn cao hơn thịt nhiều…

5.2 Giá trị chữa bệnh

Người ta thường vẫn nghĩ: Chữa bệnh thì phải dùng thuốc, mà thuốc quý là những thứ rất khó kiếm, từ một đất nước xa xôi nào đó, hoặc phải là một hóa dược có công thức phức tạp do các nhà bác học lỗi lạc vùi đầu nghiên cứu trong viện bào chế nhiều năm, hay ít nhất cũng phải là phương thức “bí truyền”… Thậm chí người ta còn khờ dại tin rằng: Thuốc càng đắt tiền càng tốt. Và thế là họ trở thành con mồi ngon cho những người kinh doanh bất chính.

Thuốc không phải càng đắt càng tốt (Nguồn: Internet)

Tệ hại hơn, có người còn nghĩ: Nếu dùng thuốc thật đắt, thật quý hiếm… mà có bị chết thì người bệnh sẽ được “ngậm cười” nơi chín suối. Thân nhân cũng được “toại nguyện”, “yên lòng”. Thật là một sai lầm đáng thương!

Nếu hiểu thế nào là thuốc hạ phẩm, trung phẩm, thượng phẩm… theo quan điểm chân chính của Đông y học cổ truyền, sẽ thấy nghĩ như trên là mê lầm, tai hại biết chừng nào. Và “phương pháp thực dưỡng Âm – Dương” thâm thúy, cao siêu đến đâu.

5.3 Thức ăn thông thường

Nhưng được sử dụng theo đúng nguyên lý Âm – Dương của vũ trụ, nên thực hiện được sự màu nhiệm ngoài tưởng tượng. Giống như chỉ có bảy nốt nhạc đơn thuần, nhưng khéo phối hợp với nhau đã sản sinh ra những bản nhạc tuyệt tác. Từ hai mươi bốn chữ cái ghép lại có thể sáng tạo lên những áng văn chương bất hủ muôn đời… Giá trị của một bức tranh không phải do giấy, do khung mà là do nơi nghệ thuật thể hiện… Giá trị của phép thực dưỡng cũng tương tự như thế

Chính vì vậy, trong lĩnh vực chữa bệnh bằng thức ăn đã lưu truyền những câu nói bất hủ của các đại danh y Đông Tây: “Thức ăn thay thuốc có phần lợi hơn” (Hải Thượng Lãn Ông), “Thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên” và “Thức ăn phải là thuốc, thuốc phải là thức ăn của bạn” (Hyppocrates).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *