CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

Posted on Tin tức 250 lượt xem

1. CƠ SỞ KHOA HỌC

Nội dung chính

Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung vào việc đào thải độc tố, phục hồi sức khỏe, chứ không phải vào việc tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng để biến thành khí huyết nuôi cơ thể. Biểu hiện trong những trường hợp này thường là biếng ăn, hơi thở hôi, buồn nôn và nôn để đẩy thức ăn ra, có khi thức ăn từ hôm trước bị tống ra mà vẫn chưa hề tiêu hóa gì.

Nếu ăn vào lúc này thì cơ thể sẽ tống ra: Nôn mửa, tiêu chảy hay ít nhất cũng gây bí bích khó chịu do thức ăn không được tiêu hóa sẽ lên men thối rữa trong đường ruột, đầu độc cơ thể, hoặc làm tăng nhiệt độ. Hậu quả là tăng sự đau đớn và khó chịu. Vì vậy, “không nên làm trầm trọng thêm sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn mà bất chấp sự phản đối của cơ thể”.

Nhưng nếu nhịn ăn ngay từ khi vừa xuất hiện triệu chứng đầu tiên thì tất cả các biểu hiện cấp tính, đặc biệt sốt, viêm đều bị chặn đứng lại, triệu chứng thuyên giảm một cách bất ngờ, người bệnh dễ chịu ngay. 

Nhịn ăn gián đoạn (Nguồn: Internet)

Qua thực tế được đúc kết và bản thân đã trải nghiệm, tôi thấy nếu bị bệnh cảm, cúm chỉ cần nhịn ăn hai ngày, viêm phế quản, nhịn ăn ba ngày là khỏi hoàn toàn.

Tôi đã nhiều lần cam đoan trước những hội trường đông hàng nghìn người rằng: Ai nhịn ăn đúng cách mà không khỏi hai bệnh trên thì cứ đến cắt đầu tôi đi! Nhưng gần 30 năm qua, chẳng có ai đòi cắt đầu tôi. Trái lại, tôi nhận được nhiều lời cảm ơn rất chân tình của nhiều người từ khắp nơi gọi tới.

Hiện tại, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Dưỡng sinh Phương Đông của tôi mới thành lập, thường xuyên mở các khóa thanh lọc cơ thể từ 3 đến 5 ngày. Trong thời gian nhịn ăn, học viên được nghe giảng về cơ sở khoa học của thực dưỡng và nhịn ăn; được hướng dẫn thu năng lượng vũ trụ và massage bảo vệ, nâng cao sức khỏe. Video clip về nội dung này đã đưa lên mạng, được các bạn trong và ngoài nước thực hành kết quả, nhiều phản hồi rất tích cực.

Nhịn ăn chính là để cho cơ thể được nghỉ ngơi, mà nghỉ ngơi là điều luôn luôn cần thiết đối với người bệnh, trái lại ăn vào trong lúc không có khả năng tiêu hóa, hấp thu chỉ làm cho cơ thể bệnh thêm suy nhược, đó mới chính là sự thách thức với nguy hiểm. Cho nên bệnh cấp tính càng nặng càng không nên ăn.

Con người luôn ăn nhiều hơn sự cần thiết, do vậy gan phải liên tục làm việc quá sức, nên mệt mỏi, lúc về già sẽ sinh bệnh, suy kiệt, chóng chết. Cách giúp cho gan được nghỉ ngơi để phục hồi, tốt nhất là nhịn ăn.

Nhịn ăn chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh, mà còn làm cho đầu óc trống rỗng, nên dễ dàng tiếp thu được những điều khôn ngoan, tinh tế… Đó là trí phán đoán tối cao, mà bình thường không thể đạt được.

2. KHẢ NĂNG TỰ KIỂM SOÁT CỦA CƠ THỂ

Trong quá trình nhịn ăn, cơ thể có khả năng kiểm soát sự phân phối và tiêu thụ các chất dự trữ vô cùng khôn ngoan:

Loại nào phải bảo tồn dự trữ thì giữ lại, loại nào đáng dùng trước thì sử dụng trước, loại nào cần thái loại và đào thải ngay, loại nào cần chia cho các cơ quan khác thì được phân phối hợp lý… Do vậy, sự quân bình về lý, hóa, sinh… được thiết lập, nên nhịn ăn chẳng những có thể chữa khỏi mọi bệnh, kể cả các bệnh nan y, hiểm nghèo, mà thậm chí ngay cả bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, bất lực sinh dục… cũng có thể được chữa khỏi một cách nhanh chóng, mà không một cơ quan nào bị tổn thương. Cơ thể chúng ta, một sản phẩm ưu tú, hoàn thiện nhất của tạo hóa, thật là tuyệt vời!

Những bằng chứng sau đây đã minh chứng nhận định trên:

  • Người ta chia động vật thí nghiệm thành hai lô:

Lô đối chứng, đem giết ngay để cân trọng lượng từng phản của cơ thể như: não, các nội tạng, xương, cơ, da, mỡ, bạc nhạc, máu…

Lô thí nghiệm, bắt nhịn ăn cho đến chết. Sau đó mỏ, cân từng phần cơ thể như trên.

Kết quả thật ngạc nhiên: Não hoàn toàn không hề giảm, tim giảm ít nhất, các bộ phận khác giảm từ 30 đến 70%, bạc nhạc và mỡ hoàn toàn tiêu biến.

Bác sĩ Weger còn cho biết, nhiều trường hợp thiếu máu, nhờ nhịn ăn 12 ngày mà máu được tái tạo, hồng cầu từ 1,5 triệu lên 3,2 triệu, sắc tố máu từ 55% lên 85%. Điều này mới nghe có vẻ vô lý, nhưng hoàn toàn đúng thế. Vì: Một mặt, máu vô cùng quan trọng nên luôn được ưu tiên duy trì số lượng ổn định. Mặt khác, theo quan điểm hiện đại nhất: Bình thường, hồng cầu đi tới gian bào, rồi dưới sự hướng dẫn của các tế bào xung quanh những hồng cầu đó có thể chuyển hóa thành những tế bào điển hình của gan, tim, thận… Do hồng cầu và các tế bào khác có quan hệ gần gũi, mật thiết, cho nên trước nguy cơ tụt hồng cầu thì cơ thế khởi động ngay cơ chế chuyển các tế bào bình thường trở lại hỏng câu để nuôi sống cơ thể.

Chỉ khi nào nhịn đến tình trạng đói ăn thì số lượng hồng cầu mới giảm. Trong khi nếu ăn thiếu quân bình thì không chỉ những người trong nạn đói, mà cả những người ăn uống quá mức, ăn nhiều đường tỉnh, gạo xát trắng cũng mắc các chứng bệnh hoại huyết, suy dinh dưỡng, thiếu máu…

Gần đây tôi có khám cho một nữ sinh viên, cao chưa đầy 1,6 mét mà nặng trên 70kg (thuộc loại béo phì), nhưng bị thiếu máu nặng. Khi nói điều này thì mọi người ngạc nhiên. Nhưng tôi mô tả triệu chứng của bệnh thiếu máu thì cháu và người nhà đều thừa nhận “đúng thế”!

Nhịn ăn còn tạo ra sức đề kháng phi thường đối với các mảm bệnh, đặc biệt là các bệnh dị ứng, mẩn ngứa toàn thân. Bởi vì các tế bào trong hệ miễn dịch điển hình là các thực bào, bị đói sẽ lồng lộn tìm các mầm bệnh, tế bào bị bệnh, cặn bã… để ăn, thế là hết bệnh.

Đối với những bệnh mãn tính, hầu hết các phương pháp chữa trị đều phức tạp, dai dẳng, thì nhịn ăn là cách chữa đơn giản nhất, hiệu quả nhanh chóng và triệt để hơn cả.

Vì nhịn ăn cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, tẩy độc và phục hồi, cải tạo sinh lực, do đó kết quả hiển nhiên sẽ rất tốt đối với các bệnh mãn tính như phong, lao, tiểu đường, kể cả các bệnh ung bướu ở bên trong lẫn bên ngoài.

Kiểm tra cho bệnh nhân tiểu đường (Nguồn: Internet)

Không một nhà nghiên cứu nào lại gặp trường hợp bệnh nhân mắc thêm bệnh mới trong quá trình nhịn ăn chữa bệnh. Thậm chí người bệnh chẳng những chữa khỏi hẳn bệnh chính mà các bệnh phụ kèm theo, kể cả bệnh lao cũng hết.

Theo bác sĩ Tilden, “Có thể nói một cách chắc chắn rằng khi có một người nào đó chết trong thời gian nhịn ăn thì cái chết đó nhất định phải là do căn bệnh đã mắc từ trước, mà thời hạn nhịn ăn cản thiết chưa đủ để kịp trị liệu. Có thể quả quyết rằng người bệnh ấy, nếu được ăn những thứ hết sức bổ dưỡng và uống thuốc gì đi chăng nữa… thì cũng chết mà còn chết sớm hơn nhiều.

Những trình bày trên đây cho thấy: Tạo hóa đã ban tặng cho loài người một cơ thể tuyệt vời, có khả năng tự điều chỉnh, chữa bệnh vô cùng huyền diệu. Cơ thể luôn luôn thực hiện vô vàn “phép màu” để duy trì sức khỏe, sự hoàn thiện. Đó là chân lý tối cao của vũ trụ. Hiện nay khoa học nói chung, Tây y và đặc biệt Y học đối chứng trị liệu nói riêng, hoàn toàn chưa đủ tầm để hiểu biết những cơ chế ấy.

Bởi vì, cơ thể được xây dựng từ những vật chất của hành tinh đã có mặt từ lúc khởi đầu tạo lên trái đất, do vậy tuổi của cơ thể bằng tuổi của trái đất (khoảng 17 đến 18 tỷ năm). Trong khi tuổi của con người hiện nay chỉ trong vòng 100 năm, tuổi có khả năng làm khoa học ít hơn thế vài ba chục năm. Vì thế, con người không nên lầm tưởng để rồi tự phụ, “lanh chanh”, “láu táu”, “làm thay”, “làm hộ”, “chữa bệnh”… cho cơ thể, mà hãy khôn ngoan, khiêm tốn, để cho cơ thể tự giải quyết những trục trặc theo cách thông minh tuyệt vời của nó.

Đó chính là nội dung của nền “Y học tự nhiên”, “Y học chủ động”. Nhịn ăn chính là một trong những cách làm theo hướng ấy.

3. SỰ SỤT CÂN

Điều lo ngại trước tiên của nhiều người là sợ nhịn ăn bị sụt cân. Thực tế cho thấy trong vài ba ngày đầu trọng lượng cơ thể có thể sụt trên dưới 1kg/ngày, đó không phải là do cơ thể bị tiêu bạo mà là do các chất cặn bã bám trong ống tiêu hóa đào thải ra mà không có cái thay thế. Những ngày sau tốc độ sụt cân châm lại, có thể chỉ từ 120 đến 250g/ngày.

Sụt cân trong quá trình nhịn ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Người béo, thịt mềm sụt cân nhanh hơn người gầy cơ bắp rắn chắc; Đàn ông sụt cân nhanh hơn đàn bà; Người tính tình nóng nảy, đa cảm, sụt nhanh hơn người điềm tĩnh; Khi nhịn ăn nếu hoạt động nhiều, thần kinh căng thẳng sẽ sụt cân nhiều hơn nghỉ ngơi, thoải mái…

Trong lúc nhịn ăn, nếu uống nhiều nước sẽ sụt cân rất ít, thậm chí có trường hợp còn tăng cân. Cũng không nên khuyến khích uống nhiều nước, vì sẽ trở ngại cho quá trình chuyển hóa, đào thải của cơ thể, mà chỉ uống khi thấy khát thực sự và uống vừa đủ.

Bản thân tôi trong khi nhịn ăn thường chỉ uống hai tách nước lọc ấm (tổng cộng khoảng dưới 100 ml) mỗi ngày.

Điều quan trọng là, sụt cân trong khi nhịn ăn là biểu hiện sự mềm dẻo, chứng tỏ khả năng tái tạo của các tế bào. Những người bị xơ cứng, ngạnh hóa các tổ chức (biểu hiện rõ nét của sự già cỗi, tế bào không còn khả năng trẻ lại được nữa) thì khi nhịn ăn sẽ sụt cân rất ít.

Giảm cân do nhịn ăn (Nguồn: Internet)

Do vậy, sụt cân trong khi nhịn ăn là cần thiết cho quá trình phục hồi sau đó, nhất là các trường hợp bệnh cấp tính.

Các nhà khoa học đã xác nhận: Một người chưa sụt quá 40% trọng lượng cơ thể thì chưa có gì nguy hại cả. Ở người béo phì, thậm chí mức độ sụt cân tới 45% cũng không sao, chẳng những thế, họ còn thấy sức lực tăng cường, cơ thể thoải mái hơn hẳn.

Đến khi phục hồi, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên nhanh hơn so với tốc độ sút cân trong thời gian nhịn ăn. Nếu không phải là bệnh béo phì thì khi ăn lại (bằng thời gian nhịn ăn) người bệnh thường tăng cân nhiều hơn so với trước khi nhịn từ 10% đến 15%, mà điều đặc biệt là, không xảy ra hiện tượng loạn dinh dưỡng trong suốt quá trình nhịn ăn chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *