Chào mừng trở lại!

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Xin chào!

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

  • Chào mừng bạn đến với Hệ Bạch Huyết
  • Thứ 2 đến Thứ 6 (8am - 6pm)
Menu
  • Hotline
    Hotline 096.7786.399

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÉP DƯỠNG SINH HAY THỰC DƯỠNG THEO OHSAWA - PHẦN 1

01/11/2024 by Healing Care MANI
34 lượt xem
Thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống. Thu muối và lửa là hai yếu tố nảy sinh ra sự sai khác giữa cách ăn uống của con người và các loài vật. Với việc dùng lửa, kỷ nguyên hóa học ra đời. Con người dùng lửa để đun nấu, biến hóa đỏ ăn, nghệ thuật nấu nướng hình thành, từ đó con người đã tìm thấy sự khoái lạc trong miếng ăn và cũng chính từ đó sự sa đọa, bệnh tật vì ăn uống xuất hiện. Vì thế, vấn đề trước tiên và cốt lõi nhất của phương pháp phòng, chữa bệnh phải là ăn uống hợp lý.

Thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống. Thu muối và lửa là hai yếu tố nảy sinh ra sự sai khác giữa cách ăn uống của con người và các loài vật. Với việc dùng lửa, kỷ nguyên hóa học ra đời. Con người dùng lửa để đun nấu, biến hóa đỏ ăn, nghệ thuật nấu nướng hình thành, từ đó con người đã tìm thấy sự khoái lạc trong miếng ăn và cũng chính từ đó sự sa đọa, bệnh tật vì ăn uống xuất hiện. Vì thế, vấn đề trước tiên và cốt lõi nhất của phương pháp phòng, chữa bệnh phải là ăn uống hợp lý.

Có nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, những phương pháp thực dưỡng theo nguyên lý Âm – Dương của giáo sư G. Ohsawa đã đem lại kết quả rõ nhất, được nhiều người ở nhiều nước tán thưởng và thực hành có kết quả hơn cả.

Nội dung cơ bản của phương pháp này là ăn gạo lứt, muối vừng với những lý lẽ và cách tiến hành cụ thể như sau:

1. THÀNH PHẦN THỨC ĂN

Nội dung chính [hiện]

a. Gạo lứt

Theo Đông y học cổ truyền, gạo lứt điều hòa năm tạng, bổ tỳ, vị, phế khí, ích thần kinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương, giúp thân thể cường tráng. Khoa học hiện đại cho rằng, gạo lứt có hơn 30 chất rất phù hợp với cơ thể con người cả về số lượng, chất lượng. Thức ăn chỉ thiếu hoặc thừa một chất nào đó cũng sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong cơ thể và bệnh xuất hiện.

Đặc biệt, trong thành phần của vỏ cám ngũ cốc chứa nhiều chất đạm trong đó có đầy đủ cả 9 axit amin không thay thế với liều lượng khá cao, cân đối và các vitamin, khoáng, chất béo… Gần đây một số nhà khoa học ở Anh và Nhật còn tìm thấy trong cám của cốc loại có chất tiền vitamin C, có thể chịu được nhiệt độ trên 150°C; và các chất khoáng cũng như một số chất có hoạt tính phòng, chữa bệnh quan trọng như Selen (chống ung thư, và rất cần thiết cho tim), axit phytic (đào thải chất độc), Glutamin (chống nhiễm xạ) v.v…

Gạo lứt (Nguồn: Internet)

Trong cám còn có chất xơ có vai trò kích thích nhu động ruột, đẩy mạnh quá trình bài tiết chống sự tích lũy cholesterol trong máu v.v… Mắm gạo chứa nhiều Amylase là enzyme phân giải tinh bột trong hạt gạo, vitamin E có vai trò quan trọng trong quá trình phát dục và chống ung thư.

Khi ăn gạo trắng (loại bỏ hết cám) thì tỷ lệ phần trăm các chất bị mất đi như sau: Protein: 25%, Chất xơ: 95%, Canxi: 56%, Đồng: 62%, Sắt: 84%, Mangan: 82%. Phosphor: 68%, Kali: 74%, Selen: 52%, Kēm: 76%, Vitamin B1: 73%, Vitamin B2: 81%, Vitamin B5: 56%, Vitamin B6: 87%, Vitamin E: 95% v.v… Quả là, máy xay xát đã nghiền nát sinh lực của loài người!

Chính vì vậy mà hạt gạo trắng là một thực thể không hoàn thiện, chẳng những đã mất hoặc giảm nghiêm trọng các thành phần quan trọng, chỉ còn lại chất bã, mà còn bị mất đi cả tỉnh toàn vẹn của hạt gạo. 

Bằng chứng là: Gieo hạt gạo lứt sẽ mọc cây lúa, nhưng hạt gạo trắng thì không còn khả năng đó nữa. Gạo xát trắng là kém phẩm chất, nên khi ăn sẽ làm trì trệ các chức năng điều tiết vô cùng tinh tế của cơ thể.

Có thể nói, gạo lứt có đầy đủ mọi yếu tố cần thiết cho đời sống con người. Gạo lứt nói riêng, ngũ cốc lứt nói chung là sự tổng hợp kỳ diệu nhất của thiên nhiên, là ân huệ mà Tạo Hóa, Vũ Trụ đã ưu ái ban tặng cho loài người. Tiếc thay, trên thế giới rất ít người biết tới điều này, hoặc biết nhưng không thẳng nói sự cám dỗ của khoái khẩu nên xem thường điều tối quan trọng ấy.

2. Vừng

Đông y học cổ truyền cho rằng vùng không những là một thực phẩm quý mà còn là một vị thuốc bổ, không độc, đi vào bốn kinh: Phế, Tỳ, Can, Thận; có tác dụng ích gan, rất tốt cho người bị bệnh đau gan mật, cường thận, nhuận tràng, lợi sữa, bổ huyết, cường tráng, ích khí lực, bổ ngũ tạng, dưỡng não tủy, an thần, ngủ ngon, kích thích sự hoạt động và gia tăng sức mạnh cơ tim, bền gân cốt, sáng tai mắt, đen râu tóc, da dẻ mịn màng, ngừa và trị phong tà, chủ trị thương phong hư nhược, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, thêm sức chịu đựng đói khát, sống lâu…

Khoa học hiện đại còn cho rằng: Vừng có tỷ lệ đạm cao và nhiều chất rất cần thiết cho cơ thể như đỏng, leucithin, một số axit đặc, axit lỏng… Vừng là loại thực phẩm rất hoàn hảo. Người châu Á quen dùng vừng, còn người Âu Mỹ vì không có cây vùng nên họ chưa quen dùng loại thực phẩm quý giá này.

Vừng và lạc (Nguồn: Internet)

Dầu vừng nguyên chất là chất béo không no nên dễ tiêu, không gây xơ vữa động mạch, lại bỏ và mát, có thể trị bệnh về mắt, có tính sát trùng, nên dùng để bôi vết bỏng chống phỏng rộp, bôi các vết thương, xức ghẻ… rất tốt.

Những nơi bị rải chất độc hóa học cây cối chết hết, thì vừng là cây có thể mọc lại đầu tiên. Chứng tỏ cây này có khả năng đề kháng và sức sống rất mạnh.

Gần đây bác sĩ F. Karach người Ucraina công bố nghiên cứu của ông về ngậm dầu vừng hàng ngày, nhất là buổi sáng mới thức dậy, có thể chữa được rất nhiều bệnh, kể cả những bệnh nan y, đã làm sửng sốt nhiều nhà khoa học. Một số người ở Việt Nam, trong đó có tôi đã thực hành, kết quả thật bất ngờ.

Vừng quý giá như thế, cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy câu chuyện Alibaba và bốn mươi tên cướp trong kho tàng truyện cổ tích lừng danh: Chìa khóa để mở kho báu chính là “Vừng ơi”!

3. Muối (Xem tại đây

4. Nước (Xem tại đây) 

Theo giáo sư Ohsawa, điểm nổi bật của phép dưỡng sinh là:

Dùng thức ăn thông thường nhưng được sử dụng dùng nguyên lý Âm – Dương của trời đất, đã tạo ra sự mầu nhiệm ngoài sức tưởng tượng.

Ohsawa không phải chỉ nhãn mạnh, coi trọng Dương, khinh thường Âm, mà xác lập tỷ lệ Âm/Dương lý tưởng là 5/1.

Khi dùng Dương, ông chủ trương tìm trong Âm (cốc loại). Đó là dùng Dương trong Âm (nên đã quen với Âm).

Khi dùng Âm lại lấy nước bọt trong chính cơ thể là dùng Âm trong Dương (đã quen với Dương). Đồng thời tận dụng cả Âm trong Dương và Dương trong Âm.

Nhìn chung, thực phẩm có nguồn gốc động vật Dương hơn thực vật. Theo nguyên lý vô song thì trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Vì thế khi ăn ta nên chọn thảo mộc Dương tỉnh như hạt cốc loại nguyên cám, cà rốt, bí đỏ, đậu đỏ, củ cải, xà lách xoong, rong biển, củ sen… không nên ăn những thực vật thịnh Âm như trái cây, nhất là cà dái dê.

Khi ăn (nhai kỹ) thì hai yếu tố Dương trong thức ăn và Âm trong nước bọt sẽ tương giao, hòa đồng, dung nạp lẫn nhau nhằm thực hiện nguyên lý vô song mà Ohsawa tìm ra là “Âm – Dương hòa hợp”. (“Hòa” là dung hòa để tương tế nhau, “Hợp” là cùng hợp tác để tăng khí lực, tuổi thọ).

Các thức ăn thịnh Dương như thịt, trứng, phô mai mặn… và thịnh Âm như đường, hoa quả… do quá sai khác, xa lạ nhau nên khi ăn vào, chúng sẽ xung khắc, chứ không thể hòa hợp với nhau, làm rối loạn sinh lý cơ thể, gây bệnh.

Tốt nhất nên ăn những thức ăn ở mức gần quân bình (tỷ lệ K/Na bằng 5).

2. NẤU NƯỚNG CHẾ BIẾN

a. Nhận thức

Với thành phần và công dụng như đã nói trên, có thể coi gạo lứt, vừng, muối, nước, rau, củ… là một thực đơn cơ bản, một “toa thuốc” trong mọi toa thuốc, có cơ cấu điều hòa, quân bình rất phù hợp với cơ thể con người.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của thực đơn cơ bản, thì khâu nấu nướng, chế biến có vai trò cực kỳ quan trọng: Nấu nướng là khâu “tiêu hóa” ở ngoài cơ thể nhằm làm cho thức ăn dễ hấp thu hơn. Trong quá trình đó, một phần vitamin, enzyme của thực phẩm bị phân hủy, vì vậy một số người, nhất là các nhà dinh dưỡng Âu Mỹ chủ trương nên ăn thảo mộc thô, sống. Nhiều tài liệu cổ động cho việc sử dụng rau sống hoặc nước ép rau củ quả. Đó là vì họ ăn nhiều thịt, trứng, phô mai… nên cơ thể Dương tính cao. Nếu ăn rau sống, nước ép rau củ tươi sẽ giúp quân bình lại trạng thái cơ thể. Mặt khác, họ cũng chưa chú ý đến sự sai khác giữa tổng số đưa vào và lợi ích “hậu tiêu hóa” của các chất bổ dưỡng ấy.

Bởi vì, một loại rau củ nào đó, giả sử có 100 đơn vị vitamin và enzyme, chẳng hạn. Nhưng các chất bổ đó phần lớn được giữ trong các cấu trúc của chất xơ khó tiêu, nên tỷ lệ hấp thu chỉ đạt 50% (100 x 50% = 50 đơn vị), còn lại bị đào thải qua phân. Giả sử, khi nấu chín, hàm lượng dưỡng chất chỉ còn lại 85 đơn vị, nhưng chất xơ bị phân hủy, vitamin và enzyme dễ thoát ra, nên hiệu suất hấp thu lên tới 80%, do đó tổng số chất bổ dưỡng được hấp thu cao hơn (85 x 80% = 68 đơn vị).

Mặt khác, thực vật thường nghiêng về Âm tính, qua nấu nướng sẽ được Dương hóa nên tỳ vị sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn, lợi ích cao hơn.

Rau muống xào chuyển từ Âm sang Dương (Nguồn: Internet)

Điều không kém phần quan trọng là, nấu nướng là quá trình sáng tạo, biến đổi Âm – Dương cho phù hợp với người ăn, nên có vai trò vô cùng quan trọng trong thực dưỡng.

Nhìn chung trong thực dưỡng đòi hỏi phải am hiểu từ khâu chọn nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến và ăn uống đúng cách.

Nếu chất lượng của gạo, vừng, rau, muối không đảm bảo, có thể coi như “thuốc” không đảm bảo chất lượng; Nấu nướng không đúng cách là “bào chế” sai; Ân uống không đúng phương pháp là “dùng thuốc” sai… thì chẳng những không tăng cường sức khỏe, không chữa được bệnh mà còn có thể gây bệnh.

b. Nấu cơm gạo lứt

Nên thêm một ít muối và tốt nhất nấu bằng nồi đất. Có thể nấu bằng nồi áp suất vì vừa nhanh lại vừa chín nhừ; dùng nồi áp suất với phần bên trong là gốm (từ đất) sẽ rất tốt. Trong quá trình nấu thì lửa, muối và áp suất sẽ làm tăng thêm Dương tính của cơm.

Cơm gạo lứt (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm của bản thân tôi, nấu cơm gạo lứt nên thêm ít đậu đỏ, vo gạo và đậu, đổ đủ nước, thêm ít muối cho đậm đà và tăng Dương tính, rồi ngâm từ 6 đến 10 giờ, giữ nguyên nước ngâm ấy để nấu, cơm sẽ chóng chín, đỡ tốn thời gian, củi, điện, hoặc gas… Khi nấu, đun cho cơm sôi đều khoảng 10 đến 15 phút, rồi tắt lửa hoặc ngắt điện khoảng 30 đến 40 phút, có thể đảo cơm lên rồi đun tiếp cho đến khi chín kỹ. Như vậy cơm sẽ tơi, không bị cháy, không dính nổi và ăn ngon hơn…

Đối với thức ăn Âm tính cao, nên nấu lâu và cho nhiều muối hơn để “Dương hóa”. Ngược lại thức ăn Dương tỉnh cao thì chỉ cần nấu với ít muối và thời gian ngắn hơn.

c. Làm muối vừng

Cần chú ý, rang vừng vừa chín ròn), rang muối thật khó và giã chung với nhau, làm cho dâu ở vừng tiết ra thấm vừa đủ bao bọc xung quanh các phần tử muối nên khi ăn không thấy mặn, lại giúp cho muối có đủ thời gian đi tới những nơi cần thiết, tránh những tác dụng không đúng chỗ, gây khát nước. Cũng không nên giã vừng mịn quá, dầu sẽ ra nhiều, không bảo quản được lâu.

Muối vừng mỗi lần chỉ nên làm đủ ăn trong một tuần là vừa, không nên để lâu dầu vừng sẽ gây mùi khét, khó ăn.

Tỷ lệ giữa vừng và muối cũng tùy người ăn:

  • Người lớn bình thường 8 – 10 phản vừng, một phân muối.
  • Người già, trẻ nhỏ, người tạng Dương: 10 – 12 phần vùng một phần muối.
  • Người tạng Âm, hoặc lao động nặng: 5 – 6 phản vùng, một phần muối.
  • Trẻ dưới 9 tháng tuổi không nên thêm muối, dưới 6 tuổi và người đang cho con bú nên ăn nhạt hơn. Vì trẻ Dương tính cao, nếu ăn mặn Dương quá sẽ chậm lớn. Ngược l trẻ ăn nhạt (Âm tính hơn) sẽ giúp quân bình Âm – Dương nên lớn nhanh.

Các bài viết liên quan

CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH

Dưới đây là một số công thức sữa thảo mộc cho trẻ: Công thức sữa thảo mộc cho trẻ dưới
Đọc thêm

7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA

Dựa trên nền tảng của nguyên lý Âm – Dương, kiến thức từ các ngành khoa học liên quan đến ...
Đọc thêm

6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Theo các triết gia, học giả phương Đông, 6 tiêu chuẩn sau đây đây được sử dụng để đánh giá ...
Đọc thêm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể ...
Đọc thêm

NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN

CẢM GIÁC NÓNG BỨC, THÈM ĂN Nóng bức, thậm chí như rôm đốt khắp người, là biểu hiện rõ rệt ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2

Xem PHẦN 1 tại đây. 4. SỰ CẢI TẠO CƠ THỂ TRONG KHI NHỊN ĂN Biểu hiện rõ rệt mà ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

CƠ SỞ KHOA HỌC Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung ...
Đọc thêm
Trở lại đầu trang
096.7786.399