ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH ĐAU ĐẦU MẤT NGỦ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Posted on Tin tức 259 lượt xem

1. Đau đầu mất ngủ

Nội dung chính

Đau đầu mất ngủ là tình trạng thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng và có thể kéo dài từ 15 phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ sau đó khiến người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn. Khi đó, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu từng cơn đều có thể xuất hiện.

Đau đầu mất ngủ (Nguồn: Internet)

Đau đầu mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh,… Thậm chí, bệnh có thể còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân gây nên đau đầu mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu mất ngủ, trong số đó phổ biến nhất có thể kể đến các lý do dưới đây:

  • Do căng thẳng, stress
  • Do tuổi tác
  • Thay đổi thời tiết
  • Mất cân bằng dinh dưỡng
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
  • Ô nhiễm tiếng ồn
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
  • Do một số bệnh lý như:  thiếu máu não, suy nhược thần kinh, tiểu đường hay lupus ban đỏ, rối loạn tiền đình,

3. Triệu chứng của bệnh đau đầu mất ngủ là gì?

Có thể nhận biết đau đầu mất ngủ qua một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Người bệnh khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã rất cố gắng
  • Không thể duy trì một giấc ngủ sâu, thường xuyên tỉnh dậy nhiều lần trong đêm mặc dù không có bất cứ yếu tố nào tác động. Thậm chí có thể khó ngủ lại và bị thức cho tới sáng
  • Thức dậy rất sớm mặc dù đi ngủ muộn
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy
  • Tình trạng mất ngủ kèm biểu hiện đau đầu, khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên đầu hoặc cả đầu

Triệu chứng khó vào giấc ngủ của bệnh (Nguồn: Internet)

4. Chẩn đoán bệnh đau đầu mất ngủ như thế nào?

  • Kiểm tra thói quen ngủ
  • Khám sức khỏe
  • Đo đa ký giấc ngủ

5. Điều trị đau đầu mất ngủ như thế nào?

  • Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng khi đi ngủ
  • Ngủ và thức dậy cố định một khung giờ mỗi ngày
  • Giữ không gian phòng ngủ tối, mát mẻ, yên tĩnh
  • Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử gần trước giờ ngủ
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Vận động thể chất, thể dục thể thao điều độ và đều đặn vào ban ngày

Thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *