ĐẶC ĐIỂM CỦA TÊ BÌ TAY CHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Tê bì tay chân
Nội dung chính [hiện]
Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường như kim châm không liên quan đến kích thích cảm giác. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có cảm thấy đau, liệt ngọn chi,… Thông thường tê bì liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.
- CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
- 7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
- 6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
- NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
Tê bì tay chân (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân của tê bì tay chân
Do bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay trái, phải kèm theo đau nhức xương khớp, trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý sau:
- Thoái hóa cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa khớp
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Hẹp ống sống
- Đa xơ cứng
- Viêm đa rễ thần kinh
- Xơ vữa động mạch
Sinh hoạt sai tư thế
Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: Nằm nghiêng người, gối quá cao, đi giày cao gót thường xuyên,… đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tê chân tay.
Nguyên nhân tê tay chân do chấn thương
Dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do ngã, tai nạn, va chạm cũng sẽ khiến tê bì chân tay.
Một số nguyên nhân khác
Làm việc không khoa học, bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê tay chân, cơ thể mệt mỏi.
Thói quen nằm sai tư thế gây nên bệnh (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của tê bì tay chân
Bệnh nhân bị tê mặt trong của cánh tay, rồi lan xuống ngón tay. Để tay chân cố định ở một vị trí một thời gian sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò. Kèm theo đó có thể là tình trạng đau cổ, vai gáy rồi dần lan xuống nửa người. Có cảm giác giống như bị châm chích, nóng tứ chi. Mất cảm giác ở tay, chân và thường gặp nhất là về đêm.
Chẩn đoán tê bì tay chân
- Tìm hiểu bệnh sử
- Kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác
- Thực hiện các xét nghiệm chụp MRI, chụp CT và xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh (Nguồn: Internet)
Phương pháp điều trị tê bì tay chân
- Dùng thuốc giảm đau
- Chườm nóng/ lạnh
- Sinh hoạt lành mạnh
- Điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng
Các bài viết liên quan
CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1
Danh mục sản phẩm
-
Hotline mua hàng 096.7786.399
-
Giao hàng miễn phí Đơn hàng >1tr
-
Sản phẩm chính hãng Cam kết chính hãng 100%