ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN TUYẾN GIÁP
1, Cấu tạo tuyến giáp
Nội dung chính [hiện]
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh cung, có tác dụng tạo ra các hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormoon đều dẫn đến bệnh lý.
- CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
- 7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
- 6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
- NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản. Tuyến giáp có trọng lượng khoảng từ 10 – 20 gram.
- Tuyến giáp có cấu tạo gần giống hình con bướm, với 2 thùy quấn quanh khí quản và nối với nhau bằng eo tuyến giáp.
- Tuyến giáp có chức năng sản xuất và lưu trữ các hormon tuyến giáp. Biểu mô tuyến giáp hình thành các nang chứa đầy chất keo – một kho chứa giàu protein và các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Các nang này có kích thước từ 0,02-0,3mm và biểu mô có hình lập phương hoặc hình trụ.
- Trong khoảng trống giữa các nang có thể tìm thấy các tế bào cận nang. Các tế bào này tiết ra calcitonin, tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Cấu tạo của tuyến giáp có khối u (Nguồn: Internet)
2. Chức năng của tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp và các hormon ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
- Hệ thống tim mạch: Tuyến giáp giúp điều chỉnh lượng máu tim được bơm qua hệ thống tuần hoàn (cung lượng tim), nhịp tim, sức mạnh và sức co bóp của tim.
- Hệ thống thần kinh: Tuyến giáp không hoạt động bình thường gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm tê, ngứa ran, đau hoặc cảm giác nóng rát ở các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Suy giáp gây trầm cảm và cường giáp gây lo lắng.
- Hệ thống tiêu hóa: Tuyến giáp có liên quan đến cách thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa (nhu động đường tiêu hóa).
- Hệ thống sinh sản: Tuyến giáp không hoạt động bình thường gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về khả năng sinh sản.
3. Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp
Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt.
Đôi khi các hạch tuyến giáp có thể tạo ra các hóc môn dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh… Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.
Bướu giáp đơn thuần
Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, biểu hiện thành một khối lớn bên dưới cổ. Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.
Bệnh cường giáp do tăng sản xuất hóc môn giáp
Các biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp như: tăng thân nhiệt, giảm cân nhanh chóng, khó ngủ, da nóng và ẩm, sợ nóng, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, khó tập trung… Đặc biệt có thể sờ thấy tuyến giáp đang to ra.
Bệnh suy giáp do tuyến giáp giảm bài tiết 2 hóc môn T3 và T4
Bệnh suy giáp biểu hiện thường gặp như: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, tiểu ít, táo bón, cơ thể chậm chạp, giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, chức năng sinh dục suy giảm…
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp (Nguồn: Internet)
Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: Sưng hạch bạch huyết ở cổ và gây đau, khàn giọng, khó thở cũng như khó nuốt.
4. Cách chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
- Siêu âm tuyến giáp
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- Kiểm tra độ tập trung Iod
- Xạ hình tuyến giáp
- Sinh thiết tuyến giáp
5. Điều trị tuyến giáp
Nếu có những biểu hiện như sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, kích ứng mắt, thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy,… Hay những triệu chứng liên quan tới cường giáp, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.
Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp xạ trị (Nguồn: Internet)
Các bài viết liên quan
CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1
Danh mục sản phẩm
-
Hotline mua hàng 096.7786.399
-
Giao hàng miễn phí Đơn hàng >1tr
-
Sản phẩm chính hãng Cam kết chính hãng 100%