MỘT SỐ BĂN KHOĂN THẮC MẮC TRONG VIỆC ĂN CHAY VÀ ĂN UỐNG THEO NGUYÊN LÝ  ÂM- DƯƠNG- PHẦN 2

Posted on Tin tức 253 lượt xem

Xem PHẦN 1 tại đây. 

  1. Ăn gạo lứt muối vừng phải nhai kỹ, nhai lâu nên rất mất thời gian?

Trả lời: 

Đúng! Thời giờ là vàng ngọc, nên quý nó là rất chính đáng. Nhưng: Ăn cơm gạo lứt muối vừng và rau sạch, mỗi bữa trung bình mất 45 phút, tuy có hơi lâu hơn bữa ăn thông thường, nhưng không kéo dài bằng những bữa tiệc, lai rai…

Bù vào đó lại không tốn thời gian nấu nướng như những bữa ăn thường ngày, muối vừng rang một lần có thể ăn được cả tuần, cơm nấu một lần ăn được vài ngày do không dẻ bị thiu như cơm gạo trắng. Chỉ nấu ít thức ăn chay thì rất đơn giản, nhanh chóng.

Cơm gạo lứt có thời gian bảo quản lâu hơn cơm trắng (Nguồn: Internet)

Điều quan trọng nhất là nhai kỹ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích to lớn. Kết quả là người khỏe mạnh, không bệnh tật, nên chẳng mất thời gian tiễn của… đi khám, chữa bệnh, cuộc sống lại vui tươi, năng suất làm việc cao hơn hắn… như vậy thực sự là rất lợi về mặt thời gian chứ!

Hơn nữa, nói nhai kĩ mất thời gian là “mất” đi đâu, “mát” cho ai chứ? “Mất” cho lợi ích của chính mình, thế là “được” chứ sao lại là “mất”?

  1. Ăn chay trường theo nguyên lý Âm – Dương, chỉ ăn gạo lứt muối vừng, thức ăn chay, thì khả năng tình dục liệu có suy giảm không?

Trả lời: 

Về mặt tính dục, các động vật ăn thực vật luôn ở đẳng cấp cao, đặc biệt ở loài dẻ, ai cũng thấy dê chỉ ăn thảo mộc, nhưng không một ai không thừa nhận tỉnh dục “siêu hang” của loài này. Các động vật ăn thịt luôn luôn ở “thứ bậc thấp hơn hẳn về khả năng tính dục đã giải thích rõ điều đó

Những người cao tuổi vẫn còn sinh đẻ đều là dân cư của các bộ lạc không ăn thịt. Thực tế đó trả lời thỏa đáng thắc mắc này rồi.

  1. Ăn gạo lứt muối vừng theo nguyên lý Âm – Dương ngoài sức khỏe tốt, còn thu được những lợi ích gì nữa?

Trả lời: 

Ăn gạo lứt muối vừng theo nguyên lý Âm – Dương nếu chỉ coi là lối ăn uống tiết thực đơn thuần, nhằm mục đích chữa bệnh và có sức khỏe tốt thì chưa hoàn toàn đúng.

Sống lâu trên trăm tuổi, thân hình khỏe mạnh, vạm vỡ… mà làm gì nếu chỉ để lo về các vấn đề vật chất tầm thường? Sống như thế quá là vô nghĩa, phức tạp mà thật đáng buồn. Đời sống vật chất chỉ là hư ảo. Đời sống tinh thần mới là bất diệt.

Triết lý của phương pháp ăn uống theo nguyên lý Âm- Dương chẳng những bảo đảm thể chất khỏe mạnh, có khả năng đề kháng tốt với bệnh tật và những hoàn cảnh bất lợi. Mà khi sức khỏe hoàn hảo sẽ khai mở trí phán đoán tối cao, từ đó mở ra cánh cửa của hạnh phúc vĩnh hằng, tự do vô biên, công bằng tuyệt đối. Nền triết lý ấy che chở cho người thực hành tránh được tai nạn trong cuộc đời. 

Vì vậy hãy tạo cho mình trước tiên một cơ thể lành mạnh nhờ thức ăn đúng đắn. Trên nền tảng đó hãy tích cực, chủ động đón nhận sự thay đổi triệt để ở nhiều vấn đề, các cấp độ khác nữa. Mục đích của phương pháp thực dưỡng là đạt được sự tự chủ trong mọi mặt của đời sống, mà điều quan trọng nhất là phải có tinh thần tích cực, vững tin vào khả năng tự chữa bệnh của chính mình, phải nhận thấy trách nhiệm hỗ trợ cho cơ thể mình tự chữa bệnh… Từ đó mới có thể bước vào thế giới huyền diệu của vũ trụ, sóng thực sự một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Ai nghĩ rằng thầy thuốc sẽ làm mọi việc để chữa bệnh cho mình đều không thích hợp với phương pháp trị liệu bằng thực dưỡng nói riêng và với mọi phương pháp trị liệu khác! Không ai có thẩm quyền chữa bệnh cho một sản phẩm tuyệt vời và hoàn thiện nhất của tạo hóa đâu!

Nếu tinh thần đạt tới mức có thể cảm thông với mọi người, thân tâm vui tươi, lành mạnh thì cuộc sống quả là kỳ thú, chỉ cần sống vài giờ như thế cũng có giá trị hơn sống cả một đời người trong mê mờ, khổ não, bế tắc…

Người thực hành thực dưỡng chân chính, rốt ráo thì bất kỳ lúc nào (khi thức, lúc ngủ) cũng luôn trong trạng thái tràn ngập vui tươi, hạnh phúc, ung dung, tự tại… Mà những cái đó nếu đem hàng chục tỷ đồng, một thể xác cao to vạm vỡ, một địa vị xã hội cao sang tột đỉnh để so sánh thì cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Vì vậy, người áp dụng phép thực dưỡng Âm – Dương có kết quả cần tự thấy mình có bổn phận truyền bá phương pháp này cho nhiều người khác. Đó là cách trả ơn cho Tạo Hóa, trả nợ cho sự hiểu biết về thực dưỡng Âm – Dương.

  1. Biểu hiện tích cực cụ thể của việc ăn cơm gạo lứt muối vừng như thế nào?

Trả lời: 

Do cách sống sai, môi trường không trong sạch, ăn uống trái tự nhiên… nên độc tố tích tụ trong các mô, cơ quan và từng tế bào, gây cản trở, làm rối loạn mọi hoạt động sinh đó bệnh xuất hiện. 

Tác dụng đầu tiên và rõ rệt nhất của ăn cơm gạo lứt muối vừng là đào thải các chất độc cặn bã đó. Quá trình này thực chất là các thành phần tốt của cơm gạo lứt muối vừng được từng tế bào tiếp nhận để thay thế những thành phần không tốt trước đó. Thế là cơ thể được đổi mới, trong sạch, các hoạt động sinh lý trở lại bình thường, bệnh hết, sức khỏe phục hồi.

Xin nêu vài biểu hiện cụ thể như sau:

Một ca bệnh nặng, uống nhiều thuốc tân dược, chụp cắt lớp, MRI… sức khỏe suy sụp nghiêm trọng, cái chết cận kề, sự sống chỉ còn đếm từng giờ… Nhưng ăn cơm gạo lứt muối vùng, đến ngày thứ hai trở đi thì nước tiểu khắm khú nồng nặc, mồ hôi vô cùng hôi hám, ngày nào cũng phải tắm, gội, ngay sau đó mỏ hỏi lại ra, cơ thể lại tỏa mùi hôi hám, khó chịu. Phải hơn một tuần sau tình trạng ấy mới giảm dần.

Điều này cho thấy: Tác dụng đào thải tuyệt vời của cơm gạo lứt muối vừng, mặt khác, thuốc tân dược cũng như các liệu pháp vật lý của y học hiện đại vô cùng độc hại.

  • Một người sau khi đọc quyển sách này đã cho bố mẹ mình ăn cơm gạo lứt muối vừng, chỉ vài ngày sau cả hai cụ đều đi ngoài ra phân đen và nước, nhiều khi nước tự động rỉ ra qua hậu môn. Đó là trước đây hai cụ bị bệnh ở đường tiêu hóa. Hơn một tuần sau hiện tượng trên mới hết! 
  • Nhiều trường hợp ăn cơm gạo lứt muối vừng bị đi lỏng, hơi thở nặng mùi, người mệt rã rời… do độc tố đào thải quá mạnh. Nhưng chỉ ít ngày sau những biểu hiện ấy chấm dứt. Nhiều thiếu nữ, nhất là trước đó kinh nguyệt trục trặc, ăn cơm gạo lứt muối vừng một thời gian thì tắt kinh. Đó là hiện tượng tự sắp xếp, thanh lọc, điều chỉnh của cơ thể Mấy tháng sau có kinh trở lại, thì rất đều, màu đỏ tươi, không còn bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi như trước nữa.

Mọi người ăn cơm gạo lứt muối vừng đều giảm 3 đến 5 cân, những người béo phì có thể giảm 8 đến 10 cân/tháng, là do bạc nhạc, độc tố cặn bã bị đào thải. Sau một thời gian, tùy người, hiện tượng giảm cân ngừng, cơ thể khỏe mạnh, rắn chắc, tinh thần khoan khoái, phấn chấn hơn lên rõ rệt, sau đó thì tăng cân nhưng chỉ đến mức cân bằng chứ không béo bệu trở lại nữa.  

Muối vừng (Nguồn: Internet)

Những hiện tượng trên là biểu hiện của sự thanh lọc, làm sạch cơ thể, là những biểu hiện đáng mừng. Nhưng nhiều người không hiểu biết nên hoang mang, lo sợ, rồi “bỏ cuộc”. Thật đáng tiếc vô cùng!

  1. Ăn theo công thức số 7 của Ohsawa như thế nào cho tốt nhất?

Trả lời: 

Công thức số 7 của thực dưỡng Ohsawa là chỉ ăn gạo lứt với muối vừng, ngoài ra không ăn bất cứ thứ gì khác. Ưu điểm nổi bật của công thức này là: Thúc đẩy quá trình thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể, các mô, từng tế bào và máu nhanh nhất, hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Nhưng, ăn theo công thức số 7 cũng có những mặt hạn chế, người thực hành cần nắm vững như sau:

  • Chuyển từ cách ăn uống đa dạng, nhiều chất, vì khoả khẩu… sang ngay cách ăn theo công thức số 7 là sự chuyển đổi đột ngột, cơ thể buộc phải điều chỉnh quá nhiều do tiểu thường không thích nghỉ hấp điều cho thể rối loạn hệ tiêu hóa, gây sốc hệ thần kinh…

Ăn gạo lứt muối vừng theo công thức số 7 của Ohsawa (Nguồn: Internet)

Đào thải độc tố một cách ồ ạt, có thể gây ra phản ứng bất thường, thậm chí gây bệnh, khiến cơ thể khó thích nghi kịp, nên thường tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thậm chí hoang mang, lo sợ, nghi ngờ… về mặt tâm lý do chưa được chuẩn bị kỹ, người thực hành rất dễ bị quyến rũ bởi những đỏ ăn thức uống khoái khẩu, quen thuộc vốn đã gây bệnh cho họ trước đó.

Vì thế, khi chuyển sang ăn theo công thức số 7 phải từ từ, để không đột ngột so với thói quen ăn uống trước đó, đặc biệt phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, giới tính, hoàn cảnh, hoạt động… nhằm tránh gây “sốc” đối với tâm sinh lý của người thực hành, tránh những phản ứng bất lợi do sự thay đổi chế độ ăn uống đột ngột gây ra.

  • Điều quan trọng hơn cả là: Kết luận “hoàn toàn đủ chất” của tiên sinh Ohsawa là đúng, chính xác, khách quan trong hoàn cảnh lúc đó. Nhưng cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Hiện tượng rửa trôi hàng năm đã lấy đi trung bình 1% các chất khoáng trong đất. Nên hàm lượng khoáng trong đất đã hao hụt quá nhiều, đất canh tác ngày càng lâm vào tình trạng thiếu khoáng vi/đa lượng trầm trọng. Nông sản ngày càng rồng về khoáng và vitamin. 

Vì thế, ăn theo công thức số 7 lâu dài sẽ bị thiếu chất là điều đương nhiên, dễ hiểu. Do vậy chỉ nên áp dụng một thời gian ngắn nhằm đào thải nhanh độc tố. Sau đó ăn mở rộng ra (thêm rau, củ, đậu, rong biển, hạt sen, kê…) cho đủ chất để củng cố, phục hỏi, nâng cao sức khỏe, nhưng phải luôn bảo đảm những điều kiện có lợi: Không làm tăng axit nội môi trường, chẳng tạo thêm độc tố đầu độc cơ thể… Sau đó lại tiếp tục các đợt ăn theo công thức số 7 ngắn hạn khác. Như vậy sẽ an toàn và kết quả vững chắc.

Hơn nữa, môi trường sống trong nửa thế kỷ qua đã diễn ra biết bao đổi thay: Không khí, nguồn nước, nguồn thực phẩm không còn được trong sạch như trước. Gạo lứt chẳng còn được như gạo lứt ngày xưa nữa. Cuộc sống luôn bị lôi cuốn bởi nhiều thứ, không còn như hơn nửa thế kỷ trước đây. Tâm lý con người cũng phức tạp hơn nhiều, ý chí, lòng tin chẳng còn được kiên định như trước, nên khó thực hiện sự nghiêm ngặt, hà khắc trong việc ăn theo công thức số 7.

Chính vì thế, một số người cố chấp, bản thân cương quyết chỉ ăn theo công thức số 7, buộc người bệnh tuân theo cách ăn đó lâu dài, nhiều khi đã dẫn đến kết quả không mong muốn, thậm chí có hại, khiến nhiều người nghĩ sai, đánh giá không đúng, bài xích phương pháp thực dưỡng chân chính này.

Cái gì cũng vậy, nếu không tìm hiểu sâu sắc, chẳng chú ý đúng mức đến thực tế khách quan sinh động để điều chỉnh cho phù hợp, thực hành sáng tạo, mà chỉ áp dụng một cách mù quáng, cứng nhắc, thì nhiều khi dẫn đến kết quả ngược lại. Rồi hoang mang, nghi ngờ… thì thà rằng không áp dụng còn hơn.

  1. Xem như vậy thì việc ăn gạo lứt muối vừng rốt ráo là quá cao siêu, không dễ dàng, đơn giản chút nào cả, có đúng thế không?

Trả lời: 

Tất nhiên, nếu không khó thì đã chẳng thành văn đẻ. Nhưng cũng chẳng khó đến mức không thể thực hành được. Điều quan trọng là phải tin tưởng và quyết tâm thực hành nghiêm túc, triệt để.

Không nên coi phương pháp thực dưỡng là chế độ ăn uống chỉ áp dụng trong thời gian chữa bệnh, đến khi khỏi thì ngưng, thậm chí lại trở về lối ăn uống sai lầm, cẩu thả, bừa bãi. Mà phải coi đó là một triết lý cần thực hành nghiêm ngặt suốt đời.

One thought on “MỘT SỐ BĂN KHOĂN THẮC MẮC TRONG VIỆC ĂN CHAY VÀ ĂN UỐNG THEO NGUYÊN LÝ  ÂM- DƯƠNG- PHẦN 2

  1. Pingback: NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 3 - Hệ Bạch Huyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *