Chào mừng trở lại!

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Xin chào!

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

  • Chào mừng bạn đến với Hệ Bạch Huyết
  • Thứ 2 đến Thứ 6 (8am - 6pm)
Menu
  • Hotline
    Hotline 096.7786.399

MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỊ TÊ BÌ TAY CHÂN

02/11/2024 by Healing Care MANI
15 lượt xem
1. Tê bì tay chân nên ăn gì? Bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày sẽ góp phần cải thiện tình trạng tê bì chân tay, nhất là bị tê bì do thiếu chất hay cơ khớp bị thoái hóa. Những thực phẩm mà người bệnh cần lưu ý bổ sung gồm:

1. Tê bì tay chân nên ăn gì?

Bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày sẽ góp phần cải thiện tình trạng tê bì chân tay, nhất là bị tê bì do thiếu chất hay cơ khớp bị thoái hóa. Những thực phẩm mà người bệnh cần lưu ý bổ sung gồm:

Thực phẩm giàu Kali

Trung bình mỗi ngày cơ thể cần 4.700mg kali. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu này cho cơ thể, lượng máu sẽ không đủ cung cấp tới các dây thần kinh trung ương và não gây tê bì chân tay. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kali như:

  • Đậu nành
  • Chuối
  • Củ dền
  • Khoai lang
  • Cà chua
  • Dưa hấu….

Thực phẩm dành cho bệnh nhân tê bì tay chân (Nguồn: Internet)

Thực phẩm giàu canxi

Tê bì chân tay có thể là triệu chứng của thoái hóa xương khớp ở người già mà nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu hụt canxi. Cần bổ sung liều lượng canxi hàng ngày ở mức vừa đủ, với người từ 50 tuổi trở lên cần bổ sung khoảng 1.000 – 1.200mg mỗi ngày. Trong đó những loại thực phẩm giàu canxi gồm: Sữa, trứng, chuối, hàu, cua biển, rau cải chíp, rau chân vịt, đậu hũ, hạnh nhân, cá hồi.…

Thực phẩm giàu vitamin D, K

Vitamin D và Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên cấu trúc khớp xương chắc khỏe. Thông thường vitamin D được bổ sung chủ yếu là tắm nắng và qua ăn uống.

Những loại thực phẩm giàu vitamin D, K gồm có: Cá, lòng đỏ trứng, bắp cải, nấm, trứng cá, cải xoăn, rau mầm, dưa chuột, hành lá, đậu nành, húng quế…

Thực phẩm dành cho bệnh nhân tê bì tay chân- Cải bắp (Nguồn: Internet)

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Bổ sung vitamin B đầy đủ giúp ngăn chặn tê và cảm giác tê bì và ngứa rần ở bàn tay và bàn chân.

Vitamin nhóm B được chia làm hai loại là vitamin B6 và B12. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B sẽ có triệu chứng tê mỏi tại bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. Một số thực phẩm giàu vitamin nhóm B gồm có: Các loại trứng, trái bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt, hoa quả khô….

Thực phẩm giàu magie

Một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân là tình trạng magie thấp. Những loại thực phẩm giàu magie gồm có: Hải sản, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng, lạc, chocolate đen, trái bơ, dầu mù tạt…

Thực phẩm dành cho bệnh nhân tê bì tay chân (Nguồn: Internet)

Thực phẩm có chất chống oxy hóa

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp và tê bì chân tay ở người già, người bệnh nên bổ sung các chất chống oxy hóa sẽ góp phần ngăn chặn bệnh. Một số loại thực phẩm có tác dụng giúp làm chậm hoặc chống oxy hóa trong cơ thể gồm:

  • Trà xanh
  • Quả cherry
  • Quả việt quất
  • Cây măng tây
  • Quả ớt chuông…

2. Người bị tê bì tay chân nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu khi bị tê bì chân tay nên ăn gì, bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm cần kiêng vì không tốt cho sức khỏe lúc này. Nhóm thực phẩm người bệnh nên kiêng khi bị tê bì chân tay gồm có:

  • Thức ăn mặn làm cho hàm lượng canxi trong cơ thể bị giảm do ăn thức ăn mặn, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn canxi.
  • Thực phẩm kém lành mạnh như các loại đồ ngọt, chất kích thích, thực phẩm lên men. Các loại thực phẩm này cũng làm trầm trọng các triệu chứng tay chân đau mỏi, tê bì hơn.
  • Thực phẩm có tính axit cao có tác dụng ức chế hoạt động của canxi, magie, do các chất này không thích hợp với clo, lưu huỳnh làm cho quá trình trao đổi chất bị dừng lại… Từ đó dẫn đến mệt mỏi, thiếu máu, cơ thể bị đau mỏi và cả tình trạng tê tay chân…

Thực phẩm gây hại cho bệnh nhân tê bì tay chân (Nguồn: Internet)

Các bài viết liên quan

CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH

Dưới đây là một số công thức sữa thảo mộc cho trẻ: Công thức sữa thảo mộc cho trẻ dưới
Đọc thêm

7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA

Dựa trên nền tảng của nguyên lý Âm – Dương, kiến thức từ các ngành khoa học liên quan đến ...
Đọc thêm

6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Theo các triết gia, học giả phương Đông, 6 tiêu chuẩn sau đây đây được sử dụng để đánh giá ...
Đọc thêm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể ...
Đọc thêm

NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN

CẢM GIÁC NÓNG BỨC, THÈM ĂN Nóng bức, thậm chí như rôm đốt khắp người, là biểu hiện rõ rệt ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2

Xem PHẦN 1 tại đây. 4. SỰ CẢI TẠO CƠ THỂ TRONG KHI NHỊN ĂN Biểu hiện rõ rệt mà ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

CƠ SỞ KHOA HỌC Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung ...
Đọc thêm
Trở lại đầu trang
096.7786.399