Chào mừng trở lại!

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Xin chào!

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

  • Chào mừng bạn đến với Hệ Bạch Huyết
  • Thứ 2 đến Thứ 6 (8am - 6pm)
Menu
  • Hotline
    Hotline 096.7786.399

MỘT SỐ THẮC MẮC TRONG ĂN CHAY VÀ ĂN UỐNG THEO NGUYÊN LÝ ÂM- DƯƠNG - PHẦN 1

01/11/2024 by Healing Care MANI
13 lượt xem
Khi giảng bài, thuyết trình, trao đổi và khuyên người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, tôi thường gặp những ý nghĩ bản khoăn, thắc mắc trước việc chuyển sang chế độ ăn chay và ăn theo nguyên lý Âm – Dương như sau:

Khi giảng bài, thuyết trình, trao đổi và khuyên người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, tôi thường gặp những ý nghĩ bản khoăn, thắc mắc trước việc chuyển sang chế độ ăn chay và ăn theo nguyên lý Âm – Dương như sau:

  1. Không đầy đủ chất bổ dưỡng nuôi cơ thể?

Trả lời: Sau khi nghe lời khuyên ăn uống tiết thực rất nhiều người liên hỏi: “Vậy thì tôi ăn gì đây?”. Câu hỏi này đã tiết lộ nguồn gốc bệnh tật và nỗi bất hạnh của người hỏi. Theo Ohsawa, điều đó chứng tỏ một đầu óc kém cỏi, ích kỷ, tự cao tự đại và đã phạm hết tội lỗi này đến tội lỗi khác trong cuộc sống hàng ngày mà vẫn không ý thức được lỗi lầm của mình. Họ không hiểu rằng từ các nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm… nhờ nghệ thuật nấu nướng có thể chế biến ra những món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng…

Các nhà dinh dưỡng học đã chỉ ra: Loài người luôn luôn ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể từ ba đến mười lần những người béo phì còn ăn nhiều hơn thế), nhưng lại luôn lo “thiếu chất”. Đó chỉ là đặc điểm nổi bật của tính tham ăn.

Qua trải nghiệm bản thân và theo dõi ở nhiều người, tôi có thể đi đến kết luận rằng: Ai sợ ăn gạo lứt muối vừng, rau củ thông thường sẽ bị thiếu chất, chắc chắn sẽ thuộc về 1 trong 3 loại người sau: 1) Không hiểu biết, 2) Tham ăn, 3) Vừa tham ăn vừa không hiểu biết. Tôi không tìm được loại người nào khác nữa, xin bạn đọc tìm giúp hộ.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng ăn chay đúng cách hoàn toàn đủ chất, thậm chí tốt hơn hẳn ăn thức ăn huyết nhục.

  1. Chúa đã ban tặng cho loài người tất cả mọi thứ và muôn loài trên hành tinh này tại sao chúng ta không hưởng (ăn thịt chúng)?

Trả lời: Nếu hiểu sâu sắc thì nên nghĩ rằng, loài người phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc… cho thiên nhiên, muôn loài, để quà tặng của Chúa ngày càng tốt đẹp hơn lên chứ? Chúa đã cho chúng ta muôn loài, thì con người phải thương yêu, dìu dắt chúng tiến hóa nhanh hơn, như thế có phải là tốt đẹp và cao thượng không? Sao lại chỉ nghĩ đến việc ăn thịt chúng? 

Mặt khác, cần hiểu rằng, thiên nhiên hiến tặng cho loài người rất nhiều thứ, nhưng chúng ta phải biết chọn cho mình những thứ phù hợp và có lợi nhất để ăn chứ, sao lại ăn cào ăn cấu, ăn nghiến ăn ngấu tất cả mọi thứ? Chúa cho loài người tất cả, tức là cho cả đất đá, núi rừng, biển cả, sa mạc, ruộng đồng… Vậy chúng ta có ăn những thứ đó không?

  1. Những con vật mà ta nuôi, sao ta không có quyền ăn thịt chúng?

Trả lời: Quyền là một việc, có sử dụng hoặc lạm dụng quyền đó hay không lại là chuyện khác. Sử dụng quyền để rồi gây hại cho thiên nhiên, xã hội và chính bản thân mình thì bạn có sử dụng quyền đó không? Nuôi cá, chim cảnh thì bạn có ăn thịt những con vật đó không? Hơn thế nữa, bạn cũng nuôi nấng các con của bạn đấy chứ? Thế bạn có ăn thịt các con của bạn không?

  1. Loài người không ăn thịt thì các loài vật sẽ sinh sôi nảy nở quá nhiều, lan tràn khắp hành tinh, làm mất cân bằng môi trường, sinh thái?

Trả lời: Vậy trước khi loài người xuất hiện trên hành tinh này thì có sự mất cân bằng đó không? Xin thưa hoàn toàn không! Thậm chí chỉ từ khi có mặt trên hành tinh này, do thiếu ý thức, loài người đã phá hủy sự cân bằng sinh thái, thiên nhiên quá nhiều.

Vì thiên nhiên có khả năng tự điều chỉnh tuyệt vời: Nếu cây cỏ phát triển nhiều thì động vật ăn thực vật sẽ phát triển theo. Nhưng khi số lượng động vật quá nhiều thì cây cối suy kiệt, thức ăn giảm, kéo theo sự suy giảm của động vật ăn thực vật. 

Mặt khác, khi động vật ăn thực vật phát triển mạnh thì động vật ăn thịt sẽ nhờ đó mà phát triển theo. Nhưng đến mức độ nhất định thì thức ăn khan hiếm do động vật ăn thực vật ít đi, sẽ kéo theo sự suy giảm số lượng động vật ăn thịt…  

Loài người ăn thịt động vật là lẽ thường tình (Nguồn: Internet)

Vì thế, hãy để cho thiên nhiên tự giải quyết những vấn đề của chính nó sẽ tốt hơn nhiều có sự can thiệp của loài người vô minh. Lo lắng về vấn đề này thực sự là thừa.

  1. Nếu toàn thể loài người không ăn thịt thì ngành chăn nuôi sẽ chết sao?

Trả lời: Khi không ai ăn thịt nữa thì ngành chăn nuôi như hiện nay tồn tại làm gì? Lúc đó loài người sẽ có thời gian chăm sóc, che chở… cho các loài vật. Thử tưởng tượng, mỗi lần ta bước ra ngoài trời, muông thú vui mừng, tíu tít vây quanh, bày tỏ lòng quý mến, tin tưởng… thì còn hạnh phúc nào bằng? Như vậy, chẳng những mối quan hệ giữa con người và các loài sẽ tốt đẹp hơn nhiều, mà còn tránh gây ra bệnh tật cho các loài vật do điều kiện chăn nuôi tập trung, chật hẹp, phi tự nhiên và tránh được bệnh tật từ vật nuôi lây sang người.

Lúc đó, loài người lại có điều kiện (thời gian, tịnh tâm…) dành cho việc tu luyện tâm linh, nâng cao chính mình, làm đẹp hành tỉnh, thiên nhiên, xã hội… Lợi ích to lớn biết chừng nào? Hơn thế nữa, việc không ăn thịt còn cứu được hành tinh này thoát khỏi bị hủy hoại.

Do vậy chúng ta không cần phải lo đến vấn đề mà câu hỏi này đặt ra.

  1. Không ăn thịt thì nhiều nhu cầu sẽ giảm theo, như vậy là không thúc đẩy xã hội phát triển?

Trả lời: Cứ làm như mỗi lần chúng ta đưa miếng thịt vào mỏm thì xã hội sẽ tiến thêm một bước không bằng.

Trái lại, ăn thịt là cách ăn không kinh tế nhất. Ngươi ăn thịt chẳng những ăn tranh mất phần của đồng loại, mà còn gây ra nhiều bệnh tật, đe dọa tính mạng chính mình.

Thế thì, chính việc ăn thịt mới kìm hãm xã hội phát triển chứ? Trái lại ai cũng ăn theo thực dưỡng mới thực sự thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt, nhất là lĩnh vực sức khỏe, tâm linh, nhân văn.

  1. Nhưng vì sao một số người ăn chay trường kế cả người tu hành vẫn bị bệnh, thậm chí bệnh nan y?

Trả lời: Những phần trước và đầu chương này, chúng ta đã thấy dù ăn “chay” hay “mặn” nhưng không tuân theo luật Âm – Dương của trời đất thì kết quả sẽ không tốt đẹp, có thể mắc nhiều bệnh, kể cả bệnh nan y.

Nhiều người ăn chay trường, nhiều cơ sở tu hành, nhất là các cửa hàng nấu đồ chay, mà tôi đã trực tiếp tìm hiểu, thường sử dụng quá nhiều mì chính (bột ngọt) cho ngon miệng, vì nghĩ rằng đó là loại thực phẩm “chay” mà không hiểu rằng mì chính là hóa chất rất độc hại.

Xúc xích chay (Nguồn: Internet)

Thêm vào đó nhiều người tuy ăn chay trường, nhưng lại không theo đúng nguyên lý Âm – Dương, thường ăn quá nhiều thức ăn Âm như nấm, măng, giá, hoa quả, ăn nhiều dầu, uống quá nhiều nước, nhất là nước ngọt, nước đá, nước để trong tủ lạnh…

Bên cạnh đó, nhiều người do chưa nhận thức đúng mức và chưa thực hành tốt việc rèn luyện làm chủ tâm thức… nên không tin tưởng vào phương pháp thực dưỡng theo nguyên bị Âm – Dương, hoặc quá tham sân si nên đã trợ duyên cho bệnh tật phát sinh, hoành hành…

Vì vậy, ăn uống đúng phép là điều kiện quan trọng, nhưng phải đi kèm với cách sống, cách ứng xử phù hợp với xã hầu tự nhiên và vũ trụ. Ai thực hiện đúng việc ăn chay theo nguyên lý Âm – Dương và luôn ban trải tình thương, hơn nữa luôn biết ơn sâu sắc mọi người, thiên nhiên, vũ trụ… nhất định người đó sẽ có cuộc sống vui tươi, an lành, khỏe mạnh, sống lâu có ích.

“Yêu thương là gương mặt và hình hài của vũ trụ; là chiếc cầu mới liên vũ trụ với chất liệu tạo nên chúng ta; là trải nghiệm trọn vẹn cuộc sống và liên kết với siêu phàm vũ trụ” (Barbara Ann Brennan, nữ tiến sĩ vật lý, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Nasa của Mỹ, tác giả cuốn sách Bàn tay ánh sáng nổi tiếng).

  1. Ăn theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa tuy có tốt thật, nhưng sau đó không thể trở lại ăn “bình thường” được nữa?

Trả lời: Đây là sự băn khoăn, của những người vừa muốn chữa khỏi bệnh, vừa luyến tiếc của ngon vật lạ. Qua kinh nghiệm thực tế của tôi và những người đã từng thực hành thấy rằng:

Ăn cơm gạo lứt muối vùng với các thực phẩm chay một thời gian ngắn sức khỏe sẽ tốt hẳn lên; khả năng làm việc sức chịu đựng, tăng tiến rõ rệt; nhiều bệnh thông thường và bệnh nan y nhanh chóng được bình phục, khỏi hắn, hoặc trong người luôn có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, thoải mái. Đó là điều cơ bản quan trọng nhất.

Khi trở lại chế độ ăn uống bình thường, sẽ có những xáo trộn nhỏ như sôi bụng, bí bách vài ngày. Chứng tỏ đường tiêu hóa của ta đã trong sạch, cơ thể đã làm quen với chế độ ăn uống đúng, nên phản ứng với thức ăn hỗn tạp không quân bình. Phản ứng càng mạnh bao nhiêu, càng chứng tỏ tác dụng tốt của thời kỳ ăn theo đúng nguyên lý Âm – Dương bấy nhiêu; càng chứng tỏ khẩu phần ăn bình thường là không hợp lý, không đúng phép Âm – Dương.

Biết rõ điều này thì bạn có thích quay lại cách ăn tạp nham sai lầm nghiêm trọng như cũ nữa không? Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn và chỉ vào bạn mà thôi.

Tuy nhiên, xin bạn yên tâm, tình trạng bí bách do trở lại cách ăn uống theo thói cũ chỉ vài ngày là hết, cơ thể sẽ làm quen trở lại với trạng thái lúc trước khi thực hành dưỡng sinh. Không có gì đáng lo ngại về chuyện này cả.

Nhưng nếu đã chứng nghiệm sự siêu việt của chế độ ăn uống theo nguyên lý Âm – Dương rồi, thì tốt nhất bạn không nên trở lại cách ăn uống sai như cũ nữa. Đó mới là sự lựa chọn sáng suốt.

Còn như, muốn quay trở về đường cũ thì tùy bạn. Bạn chỉ có một trong hai cách để lựa chọn: Hướng tới cuộc sống bình an, mạnh khỏe; hoặc là đi tới bệnh tật và năm mỏ. Đô là quyền và trách nhiệm của riêng bạn. Chẳng còn cách lựa chọn thứ ba nào khác đâu.

  1. Ăn uống theo nguyên lý Âm – Dương lâu ngày, nếu chẳng may ăn phải thức ăn lạ liền bị bí bích, tiêu chảy, sốt, ói mửa hoặc dị ứng, nổi mụn nhọt..

Như thế là khả năng đề kháng kém hơn so với ăn uống bình thường: phải là khả năng đề kháng kém, mà trái lại, là phản ứng điều Trả lời: Đúng là có hiện tượng như thế. Nhưng đó không chỉnh thải độc tốt hơn bình thường. Những hiện tượng đó khác với sự suy thoái, bệnh tật.

Nếu không có khả năng đào thải tốt thì độc tố âm thẩm tích lũy trong cơ thể, đến mức độ nhất định sẽ làm cho phẩm chất, chức năng của các cơ quan bị suy kiệt, từ đó các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch, béo phì, gút, thần kinh tọa, suy giảm khả năng miễn dịch xuất hiện, thì tai hại còn lớn hơn rất nhiều.

Vì vậy, chẳng may ăn phải thức ăn có độc tố thì bạn thích cơ thể mình sẽ thế nào: Không có phản ứng gì để chất độc âm thảm tích tụ, xâm nhập vào nội tạng gây bệnh hiểm nghèo, hoặc phản ứng quyết liệt, tự đào thải, như phát tín hiệu báo động cho ta biết mà sửa đổi ngay cách ăn uống?

Bản thân tôi sau thời gian dài ăn thuần chay, chủ yếu ăn cơm gạo lứt muối vừng và rau sạch tự trồng, bây giờ, chỉ ăn một gắp rau có phun thuốc sâu là liền bị dị ứng, nổi ban, ngứa ngáy… Điều này nói lên: 

  • Thực phẩm ngày nay bị nhiễm độc quá nhiều, rau xanh cũng không còn sạch sẽ nữa.
  • Cơ thể đã khá trong sạch nên phản ứng tức thời, quyết liệt với độc tố trong thức ăn.

Ăn thuần chay tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Điều đó có thể có cảm giác: phiền phức, khó chịu, hoặc vui vì cơ thể mình luôn mách bảo những gì độc hại cần tránh để duy trì sức khỏe và cuộc sống trong sạch.

Tôi không hề thấy phiền phức, khó chịu, mà còn vô cùng biết ơn cơ thể mình!

Có thể hỗ trợ cơ thể tẩy độc nhanh như sau: ăn cháo đậu xanh hoặc đắp nước gừng, cao khoai sọ, ngâm trong nước lá củ cải… tốt nhất là nhịn ăn vài ba ngày là độc tố sẽ bị đào thải hết.

Các bài viết liên quan

CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH

Dưới đây là một số công thức sữa thảo mộc cho trẻ: Công thức sữa thảo mộc cho trẻ dưới
Đọc thêm

7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA

Dựa trên nền tảng của nguyên lý Âm – Dương, kiến thức từ các ngành khoa học liên quan đến ...
Đọc thêm

6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Theo các triết gia, học giả phương Đông, 6 tiêu chuẩn sau đây đây được sử dụng để đánh giá ...
Đọc thêm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể ...
Đọc thêm

NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN

CẢM GIÁC NÓNG BỨC, THÈM ĂN Nóng bức, thậm chí như rôm đốt khắp người, là biểu hiện rõ rệt ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2

Xem PHẦN 1 tại đây. 4. SỰ CẢI TẠO CƠ THỂ TRONG KHI NHỊN ĂN Biểu hiện rõ rệt mà ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

CƠ SỞ KHOA HỌC Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung ...
Đọc thêm
Trở lại đầu trang
096.7786.399