NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 1

Posted on Tin tức 235 lượt xem

1. ĂN LÀ ĐƯA NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ (KHÍ PRANA) ĐƯỢC TÍCH LŨY TRONG THỰC PHẨM VÀO CƠ THỂ

Vì vậy thức ăn càng gần với tự nhiên bao nhiêu, giá trị dinh dưỡng càng cao bấy nhiêu. Cho nên các loại nguyên cảm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Đồng thời không nên sử dụng thức ăn đồ uống chế biến theo công nghiệp, vì không tự nhiên, lại tổn trừ lâu trong đỏ hộp đóng chai chẳng những không tươi, mà còn có hóa chất bảo quản độc hại.

Trong đại chiến thế giới thứ hai, các binh sĩ Đức do ăn nhiều đỏ hộp nên khi bị thương thường trầm trọng lên và dễ chết. Trong khi đó, các binh sĩ Nga chỉ ăn cháo kê, cháo lúa mạch nguyên cám, nên trong tình trạng như binh sĩ Đức, họ thương mau lành một cách không ngờ!  

Cháo được nấu từ hạt kê và bí đỏ (Nguồn: Internet)

Một cháu trai chưa đầy một tuổi ở Đà Nẵng phải đi mổ tim Nhưng trước đó cháu đã ăn cháo hoặc bột gạo lứt với vừng nên sau khi mổ tỉnh lại sớm hơn, tốc độ phục hồi khá nhanh, vết mổ mau lành và đẹp hơn rất nhiều so với các trẻ khác trong tình trạng tương tự. Sau khi từ bệnh viện về nhà, cháu vẫn tiếp tục được mẹ cho ăn cơm gạo lứt muối vừng và rau, đậu nên hồng hào, tươi tỉnh, hoạt bát, tăng cân nhanh và rất đều.

Bản thân tôi sau sáu năm liên ăn gạo lứt muối vùng nhiều bệnh cũ đã ra đi tự lúc nào không biết. Đặc biệt trước đó hai hàm răng tôi bị lung lay hết, thường xuyên bị nhức, buốt. Nhưng sau đó răng chắc khỏe lại và không bao giờ bị đau nhức nữa.

2. ĂN VỪA ĐỦ CẢ VỀ LƯỢNG VÀ CHẤT

Thực tế cho thấy mỗi bữa ăn thông thường có thể được chia một cách trừu tượng ra làm ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1, ăn cho thỏa mãn cơn đói.

Giai đoạn 2, ăn đủ no.

Giai đoạn 3, ăn thêm, nghĩa là sau khi đủ vẫn còn muốn hoặc bị ép ăn thêm.

Tốt nhất, nên kết thúc bữa ăn ở cuối giai đoạn 2, khi còn có thể ăn tiếp một cách ngon miệng một lượng thức ăn như đã ăn. Với những người quen ăn căng bụng thì dừng lại vào lúc này là khó vì vẫn còn muốn ăn nữa. Sau đó cảm giác no nhẹ nhàng đến, ý muốn ăn thêm thực sự chấm dứt. Khoa học xác định phải 20 phút sau, nào mới nhận được tín hiệu từ dạ dày bảo “đã đủ no rồi”. Trong khoảng thời gian đó, nếu vẫn tiếp tục ăn đến khi có cảm giác no thực sự mới dừng là đã vượt quá sức chứa của dạ dày, thì sau đó sẽ nặng nề, khó chịu.

Ăn quá nhiều sẽ chèn ép các nội quan, mạch máu, gây mệt mỏi, bản thân. Hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, thức ăn chỉ kịp tiêu hóa nửa chừng, sẽ thối rữa, nhiễm độc máu, làm suy yếu toàn bộ cơ thể.

Một vài thí nghiệm đã tiến hành:

  • Với cả là loại ăn ít, nếu cho ăn quá nhiều thì tuổi thọ giảm đi 3 lần.
  • Chuột là loại ăn nhiều, nếu cho ăn quá thừa, tuổi thọ sẽ giảm 2,5 lần

Điều ngạc nhiên, đáng nói là: Hầu hết mọi người thường lo khẩu phần ăn “thiếu chất”, chủ yếu là sợ thiếu đạm (Protein), đó là sự lo lắng không cần thiết. Năm 1972, Federick Stare đã nghiên cứu toàn diện khẩu phần ăn chay của người Mỹ và thấy họ đều đã tiêu thụ một lượng protein nhiều gấp hơn 2 lần nhu cầu cần thiết.

Các nhà Yoga cho rằng dù thức ăn lành hay tinh khiết đến đâu, nhưng nếu thừa sẽ trở thành loại thức ăn tỉnh. Lực tỉnh có hoạt tính ngược chiều, làm trì trẻ cơ thể và tâm trí, đẩy nhanh quá trình lão hóa nên cơ thể chóng già, chóng chết.

Một lần tôi đi xe đò từ Nam ra Bắc với một người quen sơ sơ, thấy y ăn quả khỏe, cứ khoảng hai tiếng đồng hồ lại ăn một lần nhiều hơn bữa chính của tôi. Lúc đó tôi thầm nghĩ ăn như thế sẽ chẳng thể sống thọ được. Không ngờ sau đó vài năm, y chết đột ngột vì căn bệnh rất bình thường khi vừa mới bước sang tuổi 30.

Ăn quá nhiều có nguy cơ tử vong cao (Nguồn: Internet)

Có những đứa trẻ được cho ăn uống tẩm bổ quá nhiều, bố mẹ còn lo xa, cho tẩy giun để trẻ hấp thụ được nhiều hơn nữa. Nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại: Trẻ càng gầy còm xanh xao hơn. Đó là do trước khi tẩy, chỉnh những ký sinh trùng đã “giúp” tiêu thụ bớt thức ăn. Sau khi tấy, trẻ phải tự cáng đáng việc tiêu hóa lượng thức ăn quá nhiều, nên cơ thể suy kiệt, hơn thế nữa lại không kịp chuyển hóa triệt để thức ăn, do đó lên men thối rữa đầu độc cơ thể.

Những người thường xuyên ăn uống quá mức dư thừa liên hoan tiệc tùng linh đình nhất định sẽ bị lục tỉnh với hoạt tính ngược chiều đấy họ mau chóng đến mồ chôn để trả lại cho đất mẹ những gì họ đã nhồi nhét quá nhiều trong bao tử.

Dường như tạo hóa đã công bằng, sáng suốt trao cho mỗi người một bổ thức ăn phù hợp, ai ăn vội ăn vàng, ăn cào ăn cấu thì phần của họ sẽ mau hết, cơ thể chóng tàn tạ, họ phải sớm từ giã cõi đời để trả lại cho đất mẹ những gì họ đã nhồi nhất quá nhiều trong năm mô không đáy là dạ dày của mình. Ngược lại, ai ăn thong thả, từ tốn, vừa đủ nhu cầu của cơ thể thì phản lương thực sẽ nuôi dưỡng họ lâu dài, người ấy sẽ khỏe mạnh, thậm chí còn được “thưởng thêm” năm tháng sống.

Tạo hóa công minh, sáng suốt vô cùng!

Thực tế đã cho thấy: Tuổi thọ trung bình của các loài động vật có vú thường gấp bốn đến sáu lần tuổi trưởng thành của chúng. Như vậy loài người đã được lập trình trong gen tế bào, có thể sống 120 đến 140 tuổi là bình thường. Nhưng thực tế tuổi thọ của loài người luôn luôn thấp hơn nhiều. 60 tuổi đã là “người cao tuổi”. Sống đến 80 tuổi đã là thọ, tới 90 tuổi đã là thượng thọ rồi.

Chết trước tuổi thọ trung bình là có lỗi lớn với tổ tông, mắc tội nặng với tạo hóa. Chết sớm, vì ăn uống quá độ, tranh mát phản của người khác, hoặc không biết ăn uống đúng cách tội còn nặng hơn gấp bội.

Các thầy thuốc Hy Lạp từ hơn 3.600 năm trước đây đã nói: “Con người ăn quá nhiều, chỉ một phần tư số ăn vào là để nuôi sống mình; ba phần tư còn lại là để nuôi thầy thuốc”. 

Thực ra, nếu ba phần tư số thức ăn đó để nuôi thầy thuốc thì còn đỡ, đằng này cơ thể còn bị suy sụp thậm chí nguy hiểm đến tính mạng thì đó là điều vô lý, dại khờ hết chỗ nói.

Tích lũy dư thừa chất dinh dưỡng trong cơ thể chính là tích lũy tử thần!

Delgado, nhà tâm lý học nổi tiếng đã tiến hành thí nghiệm và ông vô cùng ngạc nhiên khi những con chuột chỉ ăn mỗi ngày một bữa có tuổi thọ gấp đôi những con ăn hai bữa mỗi ngày, ông còn ngạc nhiên hơn khi nhận thấy người nào càng ăn ít tuổi thọ càng cao. Ngược lại, càng ăn nhiều tuổi thọ càng rút ngắn lại.

Từ đó, Delgado đi đến kết luận: Con người chỉ nên ăn mới ngày một bữa là đủ. Ăn nhiều chỉ chất thêm gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, từ đó cuộc đời bị rút ngắn lại. Những người ăn năm bữa một ngày thì y tế sẽ không cho phép họ chết, nhưng cũng không thể cứu cho họ sống được. Họ trong trạng thái sống dở chết dở. Sống cũng như đã chết!

Một bữa cơm thông thường tại nhà (Nguồn: Internet)

  • Tôi đã đọc ở một tài liệu nào đó, có kể câu chuyện: Một nhà báo phỏng vấn cụ bà sống trên 100 tuổi: “Vì sao cụ sống thọ và minh mẫn thế?” Cụ hồn nhiên trả lời: “Chẳng giấu gì ông, nói ra thì xấu hổ lắm! Dân vùng chúng tôi quá nghèo, quanh năm chẳng được ăn bữa nào no nên mới sống lâu!”. Khi nhà báo hỏi thăm về sức khỏe, cụ liên đứng dậy, đeo gùi lên lưng và nói: “Mới ông đi cùng tôi!”. Rồi cụ leo thoăn thoắt lên núi để hái thuốc. Nhà báo đi sau, mệt thở hổn hển, không thế nào theo kip.
  • Đến vùng Lương Sơn (Hà Tĩnh), tham quan những cơ sở nuôi hươu sao (loại động vật bản thuần hóa), tôi vô cũng ngạc nhiên: Những con hươu sao đực to như con bỏ mộng, thế mà mỗi ngày chỉ ăn bốn cân cỏ. Trong khi những con bò có kích thước chưa bằng một nửa nó mà mỗi ngày phải ăn tới 40 cân. Con người có trọng lượng khoảng 1/3 con bò có, tính theo tỷ lệ, còn ăn nhiều hơn gấp bội, nhất là về chất lượng thức ăn. Từ đó tôi có nhận xét rằng: Mới vật nuôi (kể cả cây trồng) sức sống đã bị sa sút nghiêm trọng chỉ vì được loài người cho ăn quá nhiều.
  • Một thực tế đáng xấu hổ là trên thế giới hiện có hàng chục triệu người đang đứng trên bờ vực thẳm, mỗi năm có một triệu người chết vì đói ăn hoặc không đủ những điều kiện sống tối thiểu, thì có tới 1,5 triệu người chết vì ăn uống quá nhiều và ăn sai. Hơn bốn mươi năm trở lại dày, gia nửa số người chết dưới 65 tuổi đều mắc bệnh có nguồn gốc từ ăn uống… Đó là một tình huống kỳ lạ đến ngỡ ngàng, làm bàng hoàng, sửng sốt lương tri nhân loại.

Dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc nước ta có câu ngạn ngữ rất thâm thúy. “Cần bả kin lai, cản quai kin nọi”, có nghĩa là: Kẻ điên khùng thì ăn nhiều, người khôn ngoan ăn ít. (Quả thực ăn tới mức béo phì, phải thường xuyên lạng bớt mỡ, hoặc mổ để khâu bớt dạ dày lại, thậm chí khi chết không có hòm nào có thể chứa được “tấm thân khổng lồ” của mình thì chẳng thể có bất kỳ một kẻ điên khùng nào lại đến nổi như vậy). 

Người Nga có câu: “Thắt lưng dài ra, cuộc đời ngắn lại”. Người Âu Mỹ còn nói: “Ăn quá nhiều thì lưỡi cắt ngắn cuộc đời”, “Răng đào mồ chôn mình”.

Quả là chí lý!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *