NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO - PHẦN 2
Xem PHẦN 1 tại đây.
- CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
- 7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
- 6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
- NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
3. CHỌN THỨC ĂN PHÙ HỢP
Nói chung thành phần thức ăn phải bảo đảm tỷ lệ Âm/ Dương bằng 5/1 và tốt nhất là phải phù hợp với từng người. Người Âm tỉnh nên ăn nhiều thức ăn Dương, ngược lại người Dương tỉnh nên ăn nhiều thức ăn Âm tính hơn.
4. KHÔNG NÊN ĂN ĐƯỜNG, NHẤT LÀ ĐƯỜNG TRẮNG
Đường thịnh Âm, càng tinh khiết Âm tính càng cao, vào cơ thể đường sẽ sinh ra nhiều nước và CO₂, làm cho quá trình rèn luyện uống ít nước trở nên vô ích. Đường tỉnh đã bị loại bỏ hết vitamin và trên 90% các chất tự nhiên nên mất hết tính toàn vẹn của nguyên liệu, chỉ còn lại chất ngọt nhân tạo đậm đặc, ăn vào rất có hại.
- Sức khỏe thực sự nơi con người, mà bộ óc là thành phần quan trọng nhất, tùy thuộc vào sự quân bình giữa lượng đường và oxy trong máu đến nuôi dưỡng. Sau khi ăn đường mau chóng vào máu, mà đường tỉnh chế chỉ là calo rỗng và chất tẩy màu (độc), nên cơ thể phải ngay lập tức huy động Na, K, Mg, vitamin và các chất dự trữ khác để tiêu hóa, tấy độc và đào thải. Sự quân bình giữa đường và oxy trong cơ thể vì thế bị chao đảo, phá vỡ. Gây ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, mà bộ não phải hứng chịu đầu tiên. Từ đó buộc tuyến thượng thận phải lập tức tiết ra kích thích tố để tiếp ứng việc chuyển hóa đường. Chất insulin từ tụy tạng được huy động ở ạt để làm giám nhanh nóng độ đường. Quá trình này rất mãnh liệt nên thường quá lố, khiến đường trong máu giảm đột ngột, tạo ra khủng hoảng tiếp theo: Nội tạng ngay lập tức phải hoạt động theo hướng ngược lại để đưa lượng đường trở về mức bình thường.
- Về cảm giác, sau khi ăn hoặc uống đường, các vitamin và khoáng trong các mô của cơ thể bị huy động ở ạt để hỗ trợ tiêu hóa nó, người ta cảm thấy phấn chấn, sảng khoái… Nhưng chỉ là giả tạo, vì sau đó cơ thể nhận ra mình bị hao hụt quá nhiều khoáng, vitamin nên mệt mỏi, rã rời.. nhất là khi lượng đường trong máu tụt xuống đột ngột.
Tình trạng này giống như khi nhà có khách, phải mua thức ăn ngon về chiêu đãi. Trẻ con trong nhà chẳng hiểu biết gì, cứ tưởng là nhờ có khách mà được ăn sang, nên chỉ thích cô khách liên tục, mà không hiểu rằng sau bữa cơm thịnh soạn ấy, cả nhà phải ăn kham khổ hàng tuần lễ để bù lại!
Trong trạng thái đó bỏ nào luôn nghi hoặc, ảo tưởng, nên dễ nói xung vì những chuyện vụn vặt… Khủng hoảng chóng chất khủng hoảng, khủng hoảng sau trầm trọng hơn khủng hoảng trước. Đường càng dư thừa, khủng hoảng càng trầm trọng. Liên tục ăn nhiều đường sẽ tạo ra các “cặp khủng hoảng” mới khi những cặp khủng hoảng cũ chưa dứt. Dẫn tới các khủng hoảng tồn đọng nặng nề, nội tạng phải liên tục biến ứng cấp tốc để đối phó với lượng đường trồi sụt đột ngột trong máu, nên cơ thể mau chóng rệu rã, suy kiệt.
Suốt thời gian ấy, thận phải làm việc quá tải, nên suy sụp, lương hormon thượng thận tiết ra không đủ, khiến hệ thống nội tiết không còn sung màn để giúp cơ thể đương đầu với những biến cố, thay đổi cấp kỳ, liên tục nữa. Dẫn đến hiệu suất làm việc suy giảm, não mệt mỏi, uể oải, rối loạn, chai lì: Lấy giá làm thật, thật làm giả; lừng khừng, bất định, phiên nào, không hoàn tất được việc gì; tay chân run rẩy, rà rời…
- Thường xuyên ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng nhanh, các chất khoáng và vitamin bị huy động quá mức, canxi trong xương và những chất khoáng khác trong các mô hao hụt nghiêm trọng nên cơ thể suy nhược, các bệnh nan y như tiểu đường, rối loạn chức năng, bệnh béo phì, thân kinh phân liệt, loãng xương, xốp xương, hư răng, sưng nướu răng… xuất hiện!
Ăn ngũ cốc xát trắng và nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh Beri-beri (tay chân run rẩy) lên gấp bội. Bệnh này là giai đoạn cuối của tình trạng cơ thể bị suy kiệt, mệt lả.
- Sự biến dưỡng không hoàn toàn của carbon trong đường sẽ tạo ra độc tố là axit pyruvic và các loại đường dị thường với năm nguyên tử carbon. Axit pyruvic tồn đọng ở não và hệ thần kinh, gây trở ngại cho quá trình hô hấp, khiến tế bào thần kinh (là loại có nhu cầu oxy cao nhất) bị thiếu oxy nên suy kiệt và chết. Đường dị thường ẩn trong các tế bào hồng cầu, cản trở nghiêm trọng quá trình trao đổi chất, cơ thể càng suy sụp nhanh.
- Lượng đường dư thừa được chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan. Nhưng dung tích gan có hạn, nên gan sưng lên, glycogen thừa từ gan sẽ tiết vào máu dưới dạng axit béo, lưu thông khắp cơ thể, rỏi tôn trừ ở những nơi ít hoạt động như bụng, mông, đùi… khi hết chỗ chưa thì axit béo tích tụ ở những cơ quan năng động như gan. thận, tim, mạch máu… cản trở hoạt động của các cơ quan đó, khiến cơ thể trở nên lười nhác, rồi tích mỡ và thoái hóa… bệnh nan y xuất hiện.
- Hơn thế nữa, đường tinh do thiếu hẳn các vitamin và khoáng tự nhiên, nên hệ thần kinh, đặc biệt hệ đối giao cảm bị hệ lụy nghiêm trọng, tiểu não tê liệt dân, hệ tuần hoàn và bạch huyết rối loạn, phẩm chất hồng cầu sa sút bạch cầu tăng vọt, làm chậm quá trình tái tạo của các mô… gây trở ngại cho quá trình hấp thu các chất khoáng quan trọng như canxi, magiê, crôm, đồng. Từ đó, khả năng đề kháng suy giảm, cơ thể bạc nhược, nên buồn ngủ, trí nhớ sa sút, suy luận chậm và tồi tệ.
Đường còn làm máu nóng, sinh mụn nhọt, bé nghên nội tang lao phổi, thối răng, đen răng, hơi thở hỏi… và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đường dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm, giảm khả năng đàn hỏi và chức năng của mô, cơ… Trẻ em ăn nhiều đường sẽ rất hiệu động, bệnh thần kinh, tổn thương não bộ, học dốt…
- Đường còn tạo “phản ứng axit” trong nội môi trường, làm chua máu khiến một mặt độc tố trong đỏ ăn thức uống bám chắc trong nội quan và thành mạch máu, rất khó đào thải; mặt khác, cơ thể phải huy động canxi từ xương để trung hòa, do vậy làm loãng xương, hư răng.
Và quan trọng hơn cả, nội môi trường axit là nguyên nhân của rất nhiều bệnh như gút, sỏi thận, sỏi mật, suy thận, gan, ung thư… Tế bào ung thư vô cùng thích đường, nhu cầu về đương vô hạn, càng nhiều đường chúng càng phát triển nhanh. Cho người bệnh ung thư ăn đường là cách “nối giáo cho giặc hiệu quả nhất”.
- Đường còn ảnh hưởng xấu đến khu hệ vi sinh vật cộng sinh đường ruột khiến khả năng sản sinh vitamin nhóm 8, nhất là B12 đình trệ. Hậu quả là, cơ thể không thích ứng được với thời tiết, mở đường cho mầm bệnh xâm nhập, tấn công, hoành hành…
Nhìn chung nơi nào lượng đường tiêu thụ tăng nhanh, thì nơi đó các bệnh chết người leo thang theo. Các nhà dinh dưỡng học đã nhận xét: Công nghệ sản xuất nước ngọt đóng chai, đóng hộp đã mở đường cho kỳ nghệ làm răng giả phát triển. Trên thế giới, nhà máy đường mọc lên đến đâu thì nhà thương điên mọc theo đến đó.
Đường đích thực là kẻ sát nhân độc ác trong lịch sử nhân loại, hơn cả á phiện và phóng xạ, nó gây nguy hại đặc biệt cho những người ăn gạo xát trắng.
Gạo xát trắng (Nguồn: Internet)
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, các nhà dinh dưỡng học đã nhìn vấn đề một cách độc đáo và lý thú: So sánh lượng đường tiêu thụ tỉnh trên đầu người giữa Việt Nam và Mỹ trong thập niên 1960 cho thấy: Trung bình mỗi người dân Việt Nam lúc đó tiêu thụ 1,2 – 2 kg đường/ năm, thì ở Mỹ là 100 – 120kg/năm, (lính Mỹ được “ưu tiên” nên tiêu thụ đường nhiều hơn), đã đi đến kết luận: “Cứ nhìn vào lượng đường tiêu thụ tỉnh trên đầu người, cũng đủ thấy Mỹ nhất định sẽ thất bại”.
Khi quân đội Mỹ chủ trương rải chất độc hóa học, ném bom B52 xuống vùng chiến khu, thì một nhà dinh dưỡng học thông tuệ người Nhật đã khuyên: “Chớ làm điều đó, tiếng ác để đời. Muốn thắng Việt cộng, các ông hãy thả thật nhiều đường, sữa, sô-cô-la… xuống vùng chiến khu. Những thứ đó sẽ tiêu diệt sinh lực đối phương của các ông nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, đỡ tốn kém hơn nhiều…”
Nhưng bỏ chỉ huy quân sự Mỹ, những tên nó lê của khoa Dinh dưỡng học ấu trĩ, sai lầm Tây phương, chưa đủ thông minh và sự hiểu biết để đón nhận lời khuyên thông thái đó, nên đã giữ đường sữa, sô-cô-la, bánh kẹo… lại cho quân đội mình ăn, cứ rải chất độc hóa học, ném bom B52 xuống vùng chiến khu. Kết quả là thất bại vẫn thất bại, tiếng ác lại để đời.
Đáng buồn là, Y học hiện đại chẳng hiểu do không hiểu biết hay cố tình làm ngơ nên chẳng những không khuyên ngăn, thậm chỉ luôn khuyến khích mọi người, nhất là người bệnh ăn đường để tăng thêm chất bỏ và calo. Thậm chí ăn đường hóa học, chẳng để làm gì ngoài việc làm thỏa mãn sự khoái khẩu thấp hèn của con người.
Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều thanh thiếu niên ở các nước tiên tiến nghiện đường, phải đeo thẻ ở ngực với những hàng chữ: “Tôi bị tiểu đường chứ không phải say rượu. Nếu tôi bất tỉnh hay có cử chỉ không bình thường, xin xem mặt sau của thẻ”. Mặt sau thẻ là: “Cần cấp cứu! Nếu tôi không nhai được, xin đó cho tôi nước cam, nước ngọt, sirô hoặc coca cola và gọi bác sĩ gấp!”. Họ đã bị khổ ách của đường!
Những bằng chứng nêu trên cho thấy: Đường là loại thức ăn gây rối loạn, khiến cơ thể đam mê rồi suy sụp nghiêm trọng. Đường đích thị là thức ăn hoàn toàn không thuần khiết.
Xã hội hiện đại, người ta ăn nhiều đồ ăn thức uống ngọt và thịt, mà đường thì cực Âm, thịt lại quá Dương, nên bệnh ung thư và loạn trí bùng nổ, lan tràn.
Đường tinh là cội nguồn của nhiều bệnh gây khổ đau khôn xiết cho loài người. Nó thực sự là “tinh hoa của sự độc hại” do nền văn minh và kỹ nghệ tiên tiến sản sinh ra. “Đường trắng sát nhân còn khủng khiếp hơn cả thuốc phiện và chiến tranh, đặc biệt là đối với những dân tộc lấy thảo mộc làm thực phẩm chính. Nền văn minh kỹ nghệ tân tiến đã đem nỗi khổ đau ấy theo bước chân thực dân của họ đến châu Phi và Viễn Đông.” (Ohsawa) Trong khi đường thô vẫn còn các chất khoáng như Ca, K, các sinh tố nhóm B nên ít gây tổn hại hơn.
Tệ hại đến mức, ở các nước phát triển người dân đã hiểu tô đường trắng công nghiệp có hại như thế nào, thì một số nhà kinh doanh lại dùng phẩm màu nhuộm vàng để làm giả đường nhập từ các nước đang phát triển. Thế là hạt đường bị hai lần tắm độc!
Khi đường có nguy cơ bị lột mặt nạ thì người ta lại xếp nó vào loại carbohydrate. Thuật ngữ này dùng trong phòng thí nghiệm là chuyện bình thường, nhưng để ghi trên bao bì của đường là sự cố tình lừa bịp. Vì carbohydrate là chỉ các ngũ cốc thiên nhiên toàn vẹn, thức ăn chính của loài người từ cổ xưa, mà thành phản chủ yếu là carbon và hydro.
Từ năm 1960 trở đi, người dân các nước tiên tiến đã nhận ra tác hại của thực phẩm chế biến qua con đường công nghiệp và nhất là đường, nhiều người đã quay về với thực phẩm tự nhiên, thì bọn lái buôn đường lại có tình đánh lận con đen, quảng cáo đường làm từ nguyên liệu thiên nhiên, là thuần khiết.
Sự thực thì, đường đã bị tước bỏ hết các vitamin và trên 90% các chất tự nhiên trong mía và củ cải đường. Nó chỉ còn là chất ngọt đậm đặc nhân tạo và là cội nguồn của nhiều bệnh, gây khổ đau khôn xiết cho loài người.
Đường mía bán trên thị trường không còn là đường từ cây mía (Nguồn: Internet)
Đường bị tẩy chay, người ta quay ra quảng cáo rầm rộ Xylitol là đường hóa học để sản xuất kẹo cao su. Ai cũng thấy bệnh nhân tiểu đường thì không nên ăn đường, sửa. Nhưng người ta lại sản xuất sữa bột với đường hóa học và các bác sĩ luôn động viên, khích lệ người bệnh tiểu đường ăn sữa bột “dành riêng cho người tiểu đường” để “bổ dưỡng cơ thế”. Loại đường này cũng như Xylitol chính là những tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư gan.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy sự tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, ăn nhiều đường cộng với sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh, và lạm dụng vacxin là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh AIDS.
Ở thời đại văn minh chói sáng này, khi đường đến tay các nhà bào chế thuốc hoặc làm bánh kẹo thì không lâu sau các nhà thương điên mọc lên (Mọi bệnh nhân loạn trí đều rất thích ăn ngọt)!
Thật kỳ lạ, khi mà những người nghiện ma túy, nghiện rượu… chết thì thiên hạ coi khinh, nguyền rủa cái chết của họ. Nhưng ai đó chết do hậu quả của nghiện đường, thì người canh cái xác ấy lại dùng đường thâu đêm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng người ta thường để cập tới cảnh bị thảm, trích dẫn lời tự thú khổ đau đến cùng cực của những kẻ nghiện rượu, ma túy… Nhưng, những kẻ nghiện đường đâu rồi? Có quyển sách, bài báo, vở kịch, bài hát, bài thơ, chương trình truyền hình nào đếm xỉa đến khổ nạn gây ra cho trần gian ở thời đại hiện nay không?
Các bài viết liên quan
CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1
Danh mục sản phẩm
-
Hotline mua hàng 096.7786.399
-
Giao hàng miễn phí Đơn hàng >1tr
-
Sản phẩm chính hãng Cam kết chính hãng 100%