NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 4

Posted on Tin tức 208 lượt xem

Xem PHẦN 3 tại đây. 

6. KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU THỨC ĂN CÙNG MỘT LÚC

Nội dung chính

Ăn nhiều thức ăn cùng một lúc, buộc cơ thể phải đồng thời tiết ra nhiều loại enzyme, gây tình trạng căng thẳng, làm suy yếu bộ máy tiêu hóa. 

Bình thường không nên ăn quá bốn loại thức ăn trong một bữa (kể cả cơm). Cố gắng giữ cho bữa ăn càng đơn giản, thanh đạm càng tốt, và phải tránh ăn nhiều gia vị.

Bữa cơm với nhiều món (Nguồn: Internet)

Có trường phái tu thiền ở Tây Tạng, mỗi bữa chỉ ăn một loại thức ăn với muối, để enzyme tiêu hóa tập trung làm việc với loại thức ăn đó, nên hiệu quả chuyển hóa, hấp thu sẽ cao. Tất nhiên phải thường xuyên thay đổi món ăn cho đủ chất.

7. ĂN ĐÚNG GIỜ VÀ ĐÚNG QUY CÁCH

a. Bình thường

Phải sau 4 giờ thức ăn mới được đẩy ra khỏi dạ dày, từ đó dạ dày mới có thể tập trung dịch vị để tiêu hóa thức ăn vào sau. Vì thế không nên ăn vặt. Tốt nhất chỉ ăn khi thật đói. Mỗi ngày nên trong trạng thái đói, khát vài giờ. Đó là thời điểm cơ thể hoạt động mạnh mẽ nhất, mặt khác, cảm giác đói khát là trạng thái tuyệt vời, chứng tỏ cơ thể có sức khỏe sung mãn.

Kinh nghiệm đã được kiểm chứng ở bản thân và nhiều người cho tôi thấy: Những người làm việc bằng đầu óc, nhất là học sinh, sinh viên trước khi vào phòng thì không nên ăn no, tốt nhất nên nhịn ăn, hoặc chỉ nên uống nửa cốc bột dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, cơ thể sẽ không cản huy động máu đến cơ quan tiêu hóa, tạo điều kiện cho máu tập trung cung cấp năng lượng cho hoạt động của não, thì hiệu quả làm việc), thi cử sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nhìn chung, không nên ăn quá bốn lần mỗi ngày. Không nên uống nhiều trong và sau bữa ăn, hoặc ăn nhiều canh, vì sẽ làm loãng dịch vị nên quá trình tiêu hóa diễn ra không thuận lợi.

b. Không nên ăn quá muộn về đêm và sát giờ đi ngủ

Phải ăn xong trước khi đi ngủ ít nhất vài giờ, nếu không, thức ăn sẽ ép lên cơ hoành, chèn ép xoang ngực và nhiệt của quá trình tiêu hóa sẽ tạo các khí xấu tác động lên não, gây nên giấc mơ không êm dịu, giấc ngủ chẳng bình yên.

Điều quan trọng là, khi ngủ thì mọi hoạt động của cơ thể đều giảm xuống mức tối thiểu, quá trình tiêu hóa đình trệ nên thức ăn không được chuyển hóa sẽ lên men thối, trở thành chất đầu độc cơ thể.

Không nên ăn khuya (Nguồn: Internet)

c. Tập trung và giữ tư thế thích hợp trong khi ăn

Tập trung, mới xuất tiết nhiều enzyme thực hiện quá trình tiêu hóa. Nên ăn trong tình trạng vui vẻ, thoải mái, không bận suy nghĩ bất cứ việc gì khác. Vì trong tâm trạng thanh thản, vui vẻ, ăn uống sẽ ngon miệng, quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Tốt nhất là ăn trong chánh niệm, tịnh tâm. Tâm trạng trong khi ăn quan trọng hơn nhiều chất lượng của thức ăn.

Điều này đã giải thích: Những người sống tự tại, an lạc chỉ cần ăn uống đơn giản, đạm bạc, thậm chí rất ít nhưng vẫn luôn khỏe mạnh, cường tráng. Trái lại tâm náo loạn, bất an, nhất là trong lúc ăn, thì dù ăn uống thế nào, cao lương mỹ vị đến mấy cũng vô ích, thậm chí càng có hại.

Giữ tư thế, khi ăn nên ngồi xếp chân bằng tròn, giữ cho cột sống ngay thẳng để năng lượng lưu thông dễ dàng dọc theo cột sống và không chèn ép lên cơ quan tiêu hóa. Tốt nhất là ngồi ở tư thế kiết già.

Gần đây tôi thường ăn trong tư thế ngồi thiền và thực hiện “thiền ăn”, nên cùng một lúc làm được hai việc quan trọng là ăn và thiên, hai việc đó lại hỗ trợ, phát huy tác dụng của nhau nên kết quả rất tốt.

Không nên đứng trong khi ăn hoặc uống.

d. Nhai kỹ thức ăn

Đó chính là bí quyết của sức khỏe. Người ốm nặng hay răng yếu phải ăn thức ăn mềm, lỏng, cần phải ngậm thức ăn trong miệng lâu, dùng lưỡi trộn đảo nhiều lần để kích thích nước bọt tiết ra, thấm kỹ vào thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa tiếp theo được dễ dàng.

8. KHÔNG NÊN ĂN THỨC ĂN NÓNG QUÁ HAY LẠNH QUÁ

Thức ăn đồ uống nóng quá gây tổn thương niêm mạc miệng, làm bất hoạt các enzyme. Một vài quan sát cho thấy, ăn uống quá nóng có thể dễ bị bệnh ung thư vòm họng thực quản.

Bát phở bốc khói nghi ngút (Nguồn: Internet)

Ăn uống lạnh còn tác hại lớn hơn: Giả sử chúng ta vừa làm việc ở ngoài trời nắng vào, người đang nóng như thiêu như đốt, mồ hôi đầm đìa mà tắm ngay thì điều gì sẽ xảy ra? 

Nhưng đó mới là sự xáo trộn nhiệt độ bên ngoài. Ăn uống đồ lạnh còn chênh lệch hơn nhiều, gây sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở bên trong, thì tác hại còn gấp bội. Đồ ăn thức uống lạnh khiến cơ thể trở nên Âm tính, từ đó nhiều bệnh xuất hiện như: Viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm đa khớp, thấp khớp, đau/mỏi/cứng cổ/ gáy/vai, nhức đầu kinh niên, rụng tóc, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, ý chí suy giảm, hẹp hòi, ích kỷ, mắt kém, nhức/ hư răng, đau dạ dày, đường ruột, lòi dom, táo bón, tiểu rắt, đau lưng, sợ lạnh, mệt mỏi, nặng nề, da nổi mụn nhọt…

Trớ trêu là, rất nhiều người có thói quen rất xấu: Vừa ăn cơm (nóng) vừa uống nước đá. Vào tất cả các quán ăn, giải khát, cà phê… đầu tiên bao giờ cũng được mời cốc nước trà hoặc nước trắng với đá mà không biết rằng: Đồ ăn thức uống lạnh đích thị là thuốc độc đối với con người.

Điều vô cùng hệ trọng, đến nay hầu hết mọi người vẫn chưa biết là: đồ ăn thức uống đựng trong chai, hộp nhựa, nếu để trong tủ lạnh hoặc trong lò vi ba thì nhựa sẽ giải phóng ra một nhóm hóa chất có khả năng gây ung thư, rất nguy hiểm.

9. SAU KHI ĂN CẦN NGHỈ NGƠI VÀ THỞ BẰNG LỖ MŨI BÊN PHẢI

a. Nghỉ ngơi sau khi ăn

Để máu đến cung cấp năng lượng cho cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên sau khi ăn không nên nằm ngay, mà nên vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông, thực hiện chức năng tiêu hóa tốt hơn.

Đi bộ sau bữa ăn (Nguồn: Internet)

Lão Tử dạy: “Thường xuyên đi bách bộ sau khi ăn sẽ sống thọ ngoài trăm tuổi”.

b. Thở đúng cách

Phía trước cơ thể có hai kênh dẫn năng lượng tinh tế, xoắn vào nhau đi từ dưới lên và kết thúc ở hai lỗ mũi. Luồng năng lượng mát mẻ, tinh tế đi vào lỗ mũi bên trái và luồng năng lượng nóng đi vào lỗ mũi bên phải.

Thở bằng lỗ mũi bên trái, cơ thể trở nên êm dịu, yên tĩnh, tâm trí được nâng cao tới trạng thái ý thức tế nhị và tâm linh. Nguồn năng lượng tâm linh tinh tế sẽ tưới nhuần khắp cơ thể, vì vậy sẽ thích hợp với sự suy tưởng thâm sâu hay thiền định.

Ghi chú: Mạch Nhâm gồm hai đường dẫn khí vắt chéo qua các Luân xa phía trước bụng, trình tự các luân xa từ trên xuống như sau:

LX8: Ở hõm cổ, tương đương vị trí huyệt Thiên đột LX9: Nằm giữa đường nối hai đầu vú, tương đương vị trí huyệt đản trung.

LX10: Ở dưới rốn 0,5 thốn, tương đương vị trí huyệt khi hát.

LX11: Ở xương mu, tương đương vị trí huyệt khúc cốt LXI: Nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài, tương đương vị trí huyệt hội âm.

Khi làm việc trí óc hoặc ngồi thiền, tập thu năng lượng, nên thở bằng lỗ mũi bên trái, hiệu quả sẽ cao hơn. Những học viên Năng lượng sinh học hoặc những người ngồi thiền, khi thở bằng lỗ mũi bên trái đều thấy hiệu quả tập luyện cao hơn rõ rệt.

Thở bằng lỗ mũi bên phải, cơ thể sẽ ấm lên, tâm trí được chuẩn bị sẵn sàng để hoạt động trong thế giới vật chất. Vì vậy khi lao động tay chân, chơi hoặc thi đấu thể thao… nên thở bằng lỗ mũi phải.

Khi ăn no, cơ thể cản nhiệt cung cấp cho quá trình tiêu hóa nên lúc này thở bằng lỗ mũi bên phải sẽ có lợi hơn. Vì vậy, đến giờ ăn mà mũi phải không thông thì nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, sau khi ăn nên nghiêng đầu về bên trái cho lỗ mũi phải thông, dễ thở.

Việc tập thở bằng một lỗ mũi không khó như nhiều người nghĩ. Một số học viên theo hướng dẫn của tôi, chỉ cần bịt lỗ mũi bên này thở bằng lỗ mũi bên kia vài ngày là có thể thở bằng một lỗ mũi dễ dàng, đa số chỉ tập 4 – 5 giờ là thở được theo ý muốn.

Nếu các vận động viên thể thao, những người leo núi biết cách thở bằng lỗ mũi phải khi thi đấu và thở lỗ mũi trái khi nghỉ ngơi thì hiệu quả thi đấu và nghỉ ngơi sẽ cao hơn rất nhiều.

One thought on “NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 4

  1. Pingback: NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 5 - Hệ Bạch Huyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *