NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO- PHẦN 5

Posted on Tin tức 238 lượt xem

Xem PHẦN 4 tại đây. 

10. ĂN THỨC ĂN DO NGƯỜI HIỂU BIẾT VÀ CÓ TÂM HỒN NẤU NƯỚNG

Nội dung chính

a. Người nấu ăn cần có sự hiểu biết

Người nấu ăn phải hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình và quy luật Âm – Dương của trời đất. Quá trình nấu nướng là làm cho thức ăn biến cái tính chất lý, hóa thành những hợp chất dễ hấp thu nhờ những yếu tố Dương (như muối, lửa, áp suất, sự khử bớt nước v.v…), quá trình ấy sẽ tiếp tục không ngừng trong bộ máy tiêu hóa.

Sống là Dương, mà chết là Âm. Đời sống sinh lý của con người là quá trình biến đổi từ các vật liệu (Âm) thành sức sống (Dương). Sức khỏe, hạnh phúc và tự do của con người tùy thuộc vào sự biến đổi này.

Kết hợp các loại thực phẩm và gia vị tạo nên bữa ăn ngon (Nguồn: Internet)

Vì vậy, nấu ăn không những là khoa học mà còn là nghệ thuật. Người nấu ăn vừa là nhà sinh hóa, hóa dược… bào chế thức ăn thành thuốc, vừa là nghệ sĩ pha trộn, điều hòa màu sắc hương vị để tạo ra những món ăn quân bình Âm – Dương, hấp dẫn, bổ dưỡng (các món ăn Việt Nam đều cản đạt bốn yêu cầu: bổ dưỡng, thơm, ngon miệng và đẹp mắt).

Người nấu ăn nếu không thấu hiểu những điều trên đây, sẽ không thể đảm đương được sứ mệnh to lớn đối với những người hàng ngày ăn các món ăn do mình nấu ra.

Đó là trách nhiệm nặng nề, nhưng vô cùng cao cả, cũng là nội dung rất quan trọng của việc đào tạo những người chăm lo sự sống của người khác

b. Dấu ấn vô hình về sự rung động

Bất kỳ ai động vào, thậm chí ở gần thức ăn cũng đều để lại dấu ấn vô hình về sự rung động từ ý nghĩ của người đó, do sự tương tác hào quang năng lượng sinh học. Năng lượng tích cực (sự vui vẻ, lòng yêu thương…) từ người nấu tỏa ra là một loại gia vị tuyệt vời, thấm đượm vào thức ăn còn dễ hơn cả mắm muối. Nếu người nấu mang tâm trạng tiêu cực (bất an, bực bội, giận hờn, uất ức…) thì chẳng khác gì bỏ thuốc độc vào món ăn. Người càng nhạy cảm càng nhận thấy rõ điều này và càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

Vì vậy, mọi đỏ ăn thức uống đều “có hồn”. Nghĩa là thắm đượm những rung động tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng yêu thương sự sống, quý mến cái đẹp… của người nấu nướng và sau đó truyền sang cơ thể và tâm hồn người ăn.

Do đó, người nấu ăn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người ăn, mở rộng ra, đối với sự sống của loài người.

Đầu bếp chế biến món ăn  (Nguồn: Internet)

Cho nên, hãy ăn thức ăn do người thanh khiết và giàu tình thương yêu nấu nướng.

Tại các chùa, thiền viện, tu viện… nhiệm vụ nấu nướng, trông coi việc bếp núc thường được giao cho những vị cao tăng đảm nhận cũng vì lẽ đó.

Nếu làm thức ăn cho người khác thì bạn hãy giữ cho tâm trí mình vui vẻ, trong sáng và tràn ngập tình yêu thương, cần nhận thức rõ mình đang làm công việc trọng đại là chăm sóc sự sống của người thân, của mọi người.

11. PHẢI LUÔN NUÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN

Cây lúa (cũng như các thực phẩm khác) đã suốt đời tận tụy, âm thầm làm việc ngày đêm để chuyển hóa những yếu tố vô cơ rất tầm thường như nước, bùn, khoáng, ánh sáng, không khí thành thực phẩm có giá trị rồi tích lũy và hy sinh cho chúng ta ăn để chuyển hóa thành máu thịt, thành con người biết hoạt động, suy tư, yêu, ghét, vui, buồn…Vì vậy chúng ta phải biết ơn thực phẩm mình ăn.

Có biết ơn thức ăn chúng ta mới thận trọng trong khi ăn, không lãng phí dù chỉ một hạt cơm, càng không vì cảm giác nông nổi nhất thời mà biến thức ăn bổ dưỡng, sự kết tinh của tinh hoa trời đất thành thuốc độc hủy hoại chính mình.

Phải nhận thức sâu sắc rằng: Thức ăn mà ta ăn là một phản của vũ trụ (ánh sáng, không khí, nước, đất đai, nhiệt độ…). Thiên nhiên nuôi dưỡng chúng ta như bầu tử cung của mẹ dung dưỡng thai nhi trong bụng.

Vì vậy chúng ta phải biết ơn, trân trọng thiên nhiên, từ đó phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường Cũng cần đặc biệt biết ơn tất cả những người đã cho ta sự sống và nuôi dưỡng ta nên người. 

Cảm thấy biết ơn đến tất cả những gì chúng ta đang được nhận (Nguồn: Internet)

Hơn thế nữa, cần phải biết ơn mọi nỗi gian nan, khốn khó, hoạn nạn, rủi ro, nhất là bệnh tật của chính mình. Vì nhờ chúng mà ta thấy được những lỗi làm, sai sót của mình để tu chính thân tâm và thăng tiến lên.

Lòng biết ơn là kết quả của sự giáo dục, và chính nó là yếu tố quan trọng chi phối mọi hành vi của con người.

Chủ yếu là do ăn uống sai, cộng với môi trường và phong cách sống xuống cấp nghiêm trọng, nền văn minh của nhân loại hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vẻ sự thoái hóa sinh học, mà biểu hiện rõ nhất là “trận đại hồng thủy tân kỳ” của các bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần, tiểu đường, mất khả năng truyền giống và những rối loạn sinh lý khác có thể dẫn đến sự tuyệt chủng, bất kể loài người có thể ngăn chặn được chiến tranh hay không.

Qua chương này, chúng ta thấy: Ăn uống cực kỳ gần gũi, nhưng là vấn đề cốt tủy, cũng là một lĩnh vực khoa học tinh vi, phức tạp, linh diệu và vô cùng nhân văn. Trong đó, loài người đang ngày càng phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, đòi hỏi cần phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục ăn uống. Tôi thiết nghĩ cần phải coi ăn uống là trọng tâm của chiến lược giáo dục toàn cầu trong tương lai. Có như vậy mới có thể chặn đứng sự thoái hóa nghiêm trọng của loài người hiện nay và tạo ra những thế hệ tương lai tốt đẹp cho nhân loại.

Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết chương này để chia sẻ cùng quý bạn đọc gần xa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *