NHU CẦU ĐẠM CỦA LOÀI NGƯỜI - PHẦN 1
Chúng ta đã thấy: Đạm (protein) cũng như vitamin, khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng, nuôi dưỡng và thay thế các tế bào già cỗi để duy vì quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Nhưng, cái gì cũng vậy, dù quan trọng đến đâu, cần thiết đến mấy, thì cũng chỉ trong giới hạn nhất định, tức là chỉ thực sự tốt khi được sử dụng vừa phải (không thiếu, không thừa).
- CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
- 7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
- 6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
- NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
Tỷ lệ đạm trong khẩu phần ăn của con người (Nguồn: Internet)
Đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày là vấn đề xã hội văn minh đặc biệt quan tâm. Chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về vấn đề này:
Vì khoái khẩu và bị ngành sản xuất thịt, trứng sữa có tình thổi phỏng, mê hoặc, đánh lừa… con người ngày càng ăn quá nhiều thịt, ra sức đề cao vai trò của đạm động vật là: Tăng cường sức khỏe, nghị lực, lòng can đảm…
Đồng thời chê bai đạm thực vật là: Không có tính chất tương đồng với đạm động vật nên không thể thay thế cho thịt được, thậm chí ăn chay còn làm cho tinh thần bị bạc nhược, thụ động, nhụt chí phấn đấu…
Người ta luôn dạy dỗ, uốn nắn, nhồi sọ từ khi còn nhỏ: Cơ thể con người rất cần thịt trứng sữa hàng ngày, sức khỏe tùy thuộc vào việc ăn những thứ ấy. Người đàn ông được tiêm nhiễm rằng, ăn nhiều thịt đồng nghĩa với nam tính. Rằng khả năng tính đục phụ thuộc vào mức độ ăn thịt. Phụ nữ được khuyên răn: người vợ hiền, mẹ đảm đang phải thường xuyên cho chồng con ăn thịt.
Không ít người đã trở thành “tín đồ” của “giáo phái ăn thịt”. Tuy không nhận ra điều này, nhưng những dấu hiệu của một giáo phái” đã hội đủ nơi họ: Sợ có bằng chứng chỉ ra thịt không tốt như họ vẫn hiểu; lo lắng khi người thân không tin vào lợi ích của thịt; nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy con mình chuyển sang ăn chay hơn là khi biết nó hút thuốc…
Từ đó đã mở rộng đường tiêu thụ thịt một cách quá trớn. Chẳng mấy ai biết rằng những điều phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng chủ yếu xuất phát từ Hội đồng Sữa quốc gia Mỹ và các công ty sản xuất thịt hàng đầu trên thế giới. Đó là cách quảng cáo mang tính cường điệu, sai sự thật, nhằm mục đích đánh lừa mọi người để có lợi cho việc kinh doanh của họ. Đến nỗi ai cũng tin đó là khoa học. Điều đối trả được lặp lại thường xuyên, lâu dài thì đối với người mê muội, nó bắt đầu có vẻ như là chân thực.
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học vô tư, khách quan của các chuyên gia dinh dưỡng chân chính hàng đầu, thì sự thật hoàn toàn khác thế, nhưng luôn bị che lấp, làm lu mờ, thậm chí bị xuyên tạc, bóp méo, công kích… nên không mấy ai biết tới, hoặc hiểu sai.
Xin nêu vài bằng chứng điển hình:
- Trẻ sơ sinh là thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhanh nhất trong cả cuộc đời nên cần nhiều năng lượng nhất. Trong khi sữa mẹ chỉ chứa 5% tổng số năng lượng dưới dạng đạm (protein) là hoàn toàn đáp ứng nhu cầu.
- Với người lớn, nhu cầu đạm bình thường chỉ cần 2,5 đến 8% năng lượng hàng ngày là đủ. Người lao động nặng nhọc cần lượng đạm cao hơn, thì tối đa cũng chỉ 10 đến 15%.
- Một lực sĩ nặng 200 cân Anh, mỗi ngày chỉ cần ăn 100g chất đạm là đủ. Vì vậy, hiển nhiên không cần phải “nuốt” thịt, trứng, sữa “như điên” hàng ngày và cũng chẳng nhất thiết phải ăn đạm động vật”.
- Davit Scott, học giả kiêm lực sĩ số một thế giới về ba môn (triathlon), đoạt giải bốn lần, phá kỷ lục môn bơi 2,4 dặm (hải lý) trên biển, đua xe đạp 112 dặm, chạy bộ 26,2 dặm, cho rằng: Con người, nhất là nhà thể thao cần phải có chất đạm gốc động vật là một quan niệm sai lầm đây khôi hài.
Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ cũng xác nhận: Không có lý do gì để nói rằng hoạt động cơ bắp nhiều làm tăng nhu câu đạm của cơ thể.
Khối cơ trên cơ thể con người (Nguồn: Internet)
Bởi vì, như chúng ta đã biết, đạm là nguyên liệu xây dựng lên cơ thể. Ví như sắt thép, gạch ngói, xi măng… rất cần để xây dựng ngôi nhà. Nhưng khi ngôi nhà đã xây xong thì những thứ ấy chỉ cần ở mức độ bổ sung khi thay thế, sửa chữa, nên không nhiều. Các nguyên liệu cấu tạo nên cơ thể cũng vậy, chứ chẳng phải như ngành kinh doanh thịt trứng sữa có tình thổi phồng lên.
Quan niệm cho rằng làm việc nặng nhọc cần phải ăn nhiều thịt chỉ là “huyền thoại” do lối nhồi sọ “thịt tạo ra sức mạnh” mà những người làm giàu bằng nghề kinh doanh thịt nhồi nhét vào đầu óc mọi người, khiến ai cũng tin đó là điều đương nhiên, là sự thật.
Bị ám ảnh bởi chất đạm, loài người đã tốn kém rất nhiều để tạo ra nó: Sử dụng lương ngũ cốc khổng lồ (ở Mỹ tới gần 90%) cho chăn nuôi. Nhẽ ra số lương thực đó có thể giúp cho nhân loại thoát cảnh thiếu ăn, cứu nhiều người khỏi chết đói.
Lượng canxi trong máu ảnh hưởng đến những cơ chế vô cùng quan trọng: kiểm soát sự đàn hỏi cơ bắp, kể cả cơ tim, ngăn ngừa hiện tượng hồng cầu vón cục, truyền tín hiệu thần kinh… Vì quan trọng như thế, nên khi thiếu hụt canxi là cơ thể khởi động ngay cơ chế huy động canxi từ xương để bù lại. Điển hình là không ít trường hợp người bị thiếu canxi nghiêm trọng, đau bụng quằn quại, nhưng trên đường đến bệnh viện, triệu chứng đau bụng đột nhiên hết ngay. Vì vậy hàm lượng canxi trong máu luôn luôn ổn định, do cơ chế huy động canxi từ xương để bù vào sự thiếu hụt, vì vậy khi xét nghiệm không phát hiện ra sự bất thường này, ngay cả khi người bệnh bị loãng xương trầm trọng.
Ngành công nghiệp sữa “chớp” ngay cơ hội, đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức để tuyên truyền, quảng cáo rầm rộ: “Phải uống nhiều sữa thường xuyên và ăn nhiều chế phẩm của sữa hàng ngày.
Có lẽ cản nêu thêm những phản ứng của ngành thịt trứng sữa ở Mỹ đối với những nghiên cứu truy tìm nguyên nhân bệnh của con người:
Ngành này vốn đang “ấm ức” với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cholesterol và chất béo bão hòa là thủ phạm gây bệnh tim mạch. Họ lại càng “hằn học” trước phát hiện của tiến sĩ G.Gori (Phó Giám đốc viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ) và sau đó một loạt các nghiên cứu khác tái khẳng định: “Ăn nhiều thịt và chất béo là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư”.
Chẳng còn lý lẽ nào để chống chế, ngành sản xuất thịt trứng sữa đã liên kết với ngành sản xuất thuốc lá, tung tin: “Cái gì cũng có thể gây ra bệnh ung thư”. Với hy vọng rằng: Khi mọi người nghĩ như vậy, sẽ chẳng ai chú ý đến nguyên nhân chính, thực sự, gây ra ung thư nữa, lúc đó mọi người sẽ yên tâm tiêu dùng sản phẩm của họ.
Thập niên 1970, một loạt nghiên cứu đã khẳng định: “Những người ăn thịt, chất béo bão hòa có nhiều rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết hơn hẳn những người ăn ít thịt, nhất là ăn chay trường”.
Chẳng thể phủ nhận những bằng chứng rành rành, ngành kỹ nghệ thịt trứng sữa quay ra lập luận rằng: “Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà nguyên nhân chính là do những người mắc bệnh đã mang sẵn yếu tố di truyền nên dễ bị ung thư hơn người khác”.
Tiến sĩ John Berg lại vạch ra: “Người Nhật ăn ít thịt hơn và có tỷ lệ ung thư ruột kết thấp hơn người Mỹ. Nhưng, người Nhật sinh sống tại Mỹ, ăn thịt nhiều thì tỷ lệ ung thư ruột kết tương tự như người Mỹ”. Chứng tỏ không phải do nguyên nhân di truyền! Nhiều nghiên cứu sau đó đã tái khẳng định kết luận này.
Ăn thịt và chất béo nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư (Nguồn: Internet)
Bị đẩy vào bế tắc, ngành kỹ nghệ thịt trứng sữa trở lại lập luận cũ: “Bất cứ món ăn nào cũng có thể là nguyên nhân gây ung thu. Vì vậy chỉ đổ tội cho thịt trứng sữa là thủ phạm, sẽ là thái độ phản khoa học
Tiến sĩ John Berg và cộng sự lại tiến hành một nghiên cứu lớn nhằm tìm sự tương quan giữa tỷ lệ ung thư ruột kết với 119 loại thức ăn khác nhau. Kết quả cho thấy: “Hệ số tương quan giữa tỷ lệ ung thư ruột kết và thịt cao hơn hẳn và bỏ rất xa những hệ số khác”.
Không tìm ra lý lẽ để biện bạch, giới sản xuất thịt chỉ còn cách “hoàn bình chỉ kế” và biện bạch: “Cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa mới xác định dứt khoát được điều ấy”.
Những năm sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã tái khẳng định: “Càng ăn nhiều thịt và chất béo càng có nhiều rủi ro bị ung thư ruột kết”. Tiếp theo là những nghiên cứu tách riêng các yếu tố thức ăn, đã khẳng định: Càng ăn ít chất xơ bao nhiều, càng dễ mắc ung thư ruột kết bấy nhiêu. Kết quả này đã “giáng một đòn chí tử vào “sào huyệt phản công” của ngành thực phẩm động vật. Vì thịt trứng sữa đều có nhiều chất béo, hoàn toàn không có chất xơ.
Ăn ít chất xơ tăng nguy cơ mắc ung thư (Nguồn: Internet)
Bị dồn vào chân tường, ngành công nghệ sản xuất thịt trứng sữa lại một lần nữa chứng tỏ sự “ma lanh”, họ bám vào công bó khoa học: “Ung thư ruột kết đi liền với mức độ cholesterol trong máu thấp”. Chớp ngay cơ hội này, họ liền tuyên bố: “Chính thịt trùng sữa là rất có ích vì làm tăng cholesterol”. Phát ngôn viên của họ nói: “Nếu cholesterol cao sẽ gây bệnh tim, nhưng cholesterol thấp có thể gây ung thư ruột kết! Như vậy không bị cái này sẽ bị cái khác. Nếu cứ ăn thịt trứng sữa lâu dài thì hai yếu tố đó sẽ đạt điểm cân bằng, chẳng phải lo sợ gì cả.
Nhưng, biểu đỏ vẽ con số tử vong tại những vùng khác nhau trên thế giới vẫn cho thấy: Ăn nhiều thịt trứng sữa, thì tử vong vì ung thư ruột, tiểu đường, bệnh tim… cao hơn hắn ăn ít hoặc không ăn những thứ đó.
Một số công trình nghiên cứu sau đó đã chỉ ra: Ăn nhiều thịt trứng sữa tạo ra nhiều cholesterol tích tụ ở thành động mạch gây nên bệnh tim mạch. Nhưng ở một số người, cơ thể có khả năng tống xuất lượng cholesterol dư thừa đó vào ruột, nên lượng cholesterol trong máu thấp. Những trường hợp ấy tỷ lệ mắc ung thư ruột kết tăng cao.
Ngày 7/5/1976, tổng giám đốc công ty sản xuất thịt Roverside Meats Packer, ông John Morgan nói: “Chúng ta không nên hấp tấp kết luận dựa trên những ý nghĩ điên rồ… Thật là lố bịch khi cho rằng trong tất cả các thứ, thịt là thứ gây ung thư.
Nhưng, đáng thương, sáu năm sau lời tuyên bố hùng hồn ấy, ngày 13/3/1982, ông ta đã từ giã cõi đời vì ung thư ruột kết sau mấy năm điều trị thất bại.
Điều cần nói là: Ung thư có thời kỳ ủ bệnh rất lâu dài, trung bình 10 tới 20 năm, có khi 40 năm (xem Thế nào là văn hóa sức khỏe của tác giả, tái bản lần thứ nhất, NXB Tri thức 2019, và Bệnh ung thư và những điều cần làm sáng tỏ của tác giả, NXB Tri thức 2018). Như vậy là khi ông tổng giám đốc công ty sản xuất thịt Roverside Meats Packer, John Morgan hùng hồn tuyên bố: Ai cho rằng ăn thịt là nguyên nhân mắc bệnh ung thư là “điên rồ”, “lố bịch”, chính là lúc ông ta đang mang bệnh ung thư sắp tới thời kỳ bùng phát. Điều rất cần phải phanh phui để mọi người không bị lừa bịp nữa.
Các bài viết liên quan
CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH
7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA
6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1
Danh mục sản phẩm
-
Hotline mua hàng 096.7786.399
-
Giao hàng miễn phí Đơn hàng >1tr
-
Sản phẩm chính hãng Cam kết chính hãng 100%