NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÉP DƯỠNG SINH HAY THỰC DƯỠNG THEO OHSAWA- PHẦN 2

Posted on Tin tức 248 lượt xem

Theo dõi PHẦN 1 tại đây

3. CÁCH ĂN UỐNG

Nội dung chính

Để đảm bảo cho phương pháp thực dưỡng nói chung, phép thực dưỡng Âm – Dương theo Ohsawa nói riêng phát huy hiệu quả tốt nhất, ngoài việc chọn thức ăn đúng, có chất lượng (thuốc tốt), nấu nướng và chế biến đúng cách (bào chế tốt), thì khâu ăn uống đúng phép (dùng thuốc đúng cách) có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, cách ăn uống là bí quyết của sức khỏe con người.

3.1 Cách ăn

Trong cách ăn có nhiều điểm, nhưng quan trọng nhất, cần được nhấn mạnh nhiều nhất và có tác dụng lớn nhất chính là nhai kỳ. Theo “phép thực dưỡng Âm – Dương” thì mỗi búng cơm phải nhai trung bình 80 đến 100 lần, nhai đến khi cơm nhuyễn thành sữa, cảm nhận thấy vị ngọt rồi mới nuốt, đó là “uống đồ ăn”.

Nhai kỹ khi ăn (Nguồn: Internet)

Thoạt mới nghe phải nhai như thế, không ít người thường ngại ngần sợ mình không đủ kiên trì. Xin bạn hãy bình tĩnh đếm số lần nhai một búng cơm vài lần, sẽ thấy không phải là nhiều lắm đâu. Sau đó dựa vào độ mịn của cơm trong miệng để biết mình đã nhai đủ và đã có thể nuốt được chưa.

3.2 Cách uống

Phải uống từ từ, khi đưa nước vào miệng không nên nuốt ngay mà ngậm một lát cho nhiệt độ của nước cân bằng với nhiệt độ cơ thể, sau đó nuốt nhiều lần, từng ít một, như thế chỉ cần uống ít nước đã hết cảm giác khát. Trái lại, uống ừng ực thì uống nhiều, có khi đến căng bụng, vẫn không hết khát.

Nguyên tắc quan trọng của cách uống theo Đông phương là: “Ăn đồ uống”!

3.3 Ích lợi của việc nhai kỹ thức ăn

Trước hết, nhai kỹ không chỉ nghiền nhỏ thức ăn để dễ nuốt, dạ dày đỡ mệt, điều này rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là để tiết nhiều nước bọt, loại thể dịch mà cổ Đông hương gọi là “cam lồ” (sương ngọt của trời), sẽ có nhiều tác dụng kỳ diệu như sau:

  • Giải độc, sát trùng ngay trong miệng làm cho răng miệng được sạch, sau đó dịch thể này thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng cho da thịt tốt tươi, trẻ trung, mát mẻ… do vậy làm giảm nhu cầu uống nước.
  • Nước bọt còn tác dụng nhuận trạch, tư dưỡng các tạng phủ, lọc sạch các chất dơ uế, giữ lại những thứ nguyên chất, tinh khiết… đưa vào thận hóa thành “tỉnh” cho cơ thể.
  • Tính kiềm của nước bọt hạn chế tác hại của các thức ăn tạo phản ứng axit trong cơ thể. Vì một môi trường axit sẽ rất có hại cho sức khỏe. Nhai dối chẳng những không nghiền kỹ được thức ăn khiến dạ dày phải làm việc vất vả mà còn làm giảm sự tiết nước bọt, từ đó gây rối loạn hoạt động của dạ dày và các cơ quan khác, khiến thức ăn khó tiêu, dễ trương sinh, sinh hơi độc, thường gọi là “sinh nhiệt” gây khát nước, và lâu dài là các bệnh mãn tính.
  • Nhai kỹ thì cảm giác đói mau chóng chấm dứt, nên có thể ngừng ăn khi bụng vừa đủ no, do vậy sẽ tránh được tình trạng ăn nhiều quá mức cần thiết. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì con người là sinh loài rất tham ăn và ăn nhiều nhất. Bình thường con người ăn gấp ba đến mười lần so với nhu cầu của cơ thể, (những người béo phì còn ăn nhiều hơn thế). Nếu ngừng ăn khi vừa đủ, cơ thể sẽ nhẹ nhàng, tinh thần, khí lực được sung mãn, thanh sáng… nên khỏe mạnh, minh mẫn.

Ngược lại, ăn nhiều quá khả năng hấp thu của cơ thể thì phản thức ăn không kịp tiêu hóa sẽ lên men thối, gây ra những triệu chứng uể oải, mệt mỏi, phù nề, béo phì, nổi u nhọt, làm giảm tư duy trong sáng…

Thực tế cho thấy, các loài gặm nhấm, nhất là chuột, do ăn nhiều nên tuổi thọ rất thấp so với các loài khác. Trong khi các loài bò sát, nhất là rắn, rùa, vì ăn ít nên tuổi thọ rất cao, rất khỏe mạnh. Ấy là không kể trong lúc ta ăn quá thừa đến độ sinh bệnh, thì nhiều người không có mà ăn. Ăn như thế là một tội ác.

Điều vô cùng quan trọng là các hoạt chất sinh học như vitamin, khoáng thường tích trữ trong chất xơ, nếu không nhai kỹ sẽ chẳng thể chiết rút được để cơ thể hấp thu. Nhai kỹ còn giúp các enzyme trong nước bọt, đặc biệt Amylase có đủ thời gian chuyển hóa thức ăn ngay tại miệng. Nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị của nó khi được nhai kỹ: các loại cốc và rau củ càng nhai kỹ bao nhiêu càng thấy ngon, ngọt, cơ thể càng hấp thu được triệt để chất bổ dưỡng bấy nhiêu.

Ở Á Đông tương truyền rằng các tiên gia, đạo sĩ rất quý trọng nước bọt, coi đó là “nước cam lồ”, là thứ thuốc “cải lão hoàn đồng”, chuyên trị các chứng lao thương cùng hết thảy hàng nghìn bệnh hư tổn, đồng thời chống ngoại tà, tiêu âm thực, tránh nhiễm bệnh… làm cho người nhẹ nhàng, khoan khoái, trẻ dai, sống lâu…

Trình Chung Linh, một danh y Đông phương quả quyết: Nuốt nước bọt là cách trị bệnh Âm hư, nguồn gốc của bệnh lao trùng, hay hơn hết thảy mọi phương sách.

Đông y học cổ truyền còn cho rằng: Các bệnh Âm hư thường phát nóng do Âm thủy không khắc chế được Dương hóa. Trường hợp này nên liên tục nuốt nước bọt xuống để bồi bổ chân thủy, làm cho thủy (Âm) thăng lên khống chế hỏa (Dương) ở trên. Nước bọt xứng đáng là một loại “thần đan diệu dược”.

  • Theo phương pháp “thực dưỡng Âm – Dương” của giáo sư Ohsawa thì nước bọt giữ phần chính trong “nguyên lý Âm”, muối và lửa giữ phần chính trong “nguyên lý Dương”. Nhai kỹ là để cho Âm – Dương hòa hợp và quân bình sẽ đem lại sức khỏe, sự trẻ trung, vô bệnh và trường thọ.

Để sử dụng một cách không lãng phí và tốt nhất nguồn nước bọt, mà Đông y học cổ truyền coi là thứ nước quý giá như vàng, như ngọc, tôi thường phổ biến cho nhiều người áp dụng rất hiệu quả phương pháp sau đây:

Hàng sáng khi thức dậy không nhổ nước bọt, cũng không súc miệng hay đánh răng (nên đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ sẽ tốt hơn), hãy nhai luôn một thìa vừng rang chín để nguyên hạt, nhai đến khi thành sữa mới nuốt. Làm như vậy lâu dài miệng sẽ hết hỏi, luôn thơm tho, dễ chịu, lại rất sạch: Dù sáng dây lưỡi có nhiều bọn (rêu) nhưng sau khi nhai một thìa vừng rang, sẽ sạch ngay. Hơn nữa, bất cứ lúc nào trong miệng cũng không bao giờ thừa, hoặc thiếu nước bọt.

Hạt vừng (Nguồn: Internet)

Thực hiện lâu dài sẽ đen tóc, chắc răng, mịn da, hết táo bón, mạnh thận, khi về già không bị run tay chân, nói năng lưu loát, mạch lạc…

Dùng vừng trắng hay vừng đen đều tốt, có thể trộn hai loại trên mà dùng, nhưng phải là vừng còn nguyên vỏ.

  • Các đạo sĩ Yoga Ấn Độ còn cho rằng: Nhai kỹ và chậm sẽ chiết rút được tối đa sinh khí (Prana) chứa trong thức ăn. Nếu nhai tới khi không còn nhận thấy mùi vị của thức ăn nữa, thì Prana trong thức ăn được chiết rút ra hết để cung cấp cho cơ thể. Khi nhai nên ngậm miệng, như vậy trông vừa đẹp, lịch sự, mà Prana không bị thất thoát ra ngoài.

Tu si Yoga Ramacharaka còn cho biết: Nhai kỹ và chậm thức ăn sẽ bổ dưỡng bằng hai lần và thu được sinh khí (Prana) nhiều gấp ba lần so với nhai rối.

Chính vì vậy mà nhiều tu sĩ phái khổ hạnh mỗi ngày chỉ ăn một bữa có khi không no, nhưng nhờ nhai kỹ, nhai chậm mà vẫn đủ chất, khỏe mạnh sống lâu.

  • Nhai kỳ còn kích thích tuyến mang tai tiết ra chất parotin, chất này có đủ thời gian ngấm qua hạch lâm ba (hệ bạch huyết) rồi vào máu, kích thích hoạt động của các tế bào, đặc biệt kích thích hệ bạch huyết tạo ra lympho bào T, là loại có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch, nên chẳng những tăng cường khả năng đề kháng với bệnh tật mà còn làm cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung.

Nếu ăn không nhai kỹ và chậm thì chất parotin không những tiết ra ít mà sẽ theo thức ăn xuống dạ dày và bị dịch vị phân hủy. Sự lãng phí này rất ít người biết tới.

  • Cử động nhai của hàm còn kích thích, điều hòa nhu động của dạ dày, ruột do đó có tác dụng rất tốt trong tiêu hóa thức ăn. Đồng thời còn kích thích gan, lá lách tiết dịch và hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.

Viết đến đây tôi chợt nhớ tới câu nói của cổ nhân “Miếng ăn đến miệng còn để rơi”. Nhưng ăn mà không nhai kỹ, nhai đúng cách… thì ngay cả miếng ăn đã đưa vào miệng, qua dạ dày rồi… vẫn bị “rơi”. Do cơ thể không hấp thu được các thành phần quý giá trong đó, như thế có phải là lãng phí không?

  • Nhai kỹ, khí huyết trong đầu được lưu thông, do vậy não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm điều hòa, đẩy mạnh hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, nhịp tim và sự co dãn của mạch máu… làm cho hệ thống cơ mặt hoạt động nhiều, đó là sự luyện tập làm cho mặt linh hoạt, trẻ trung, cân đối…

Hơn thế nữa, trong khi nhai chậm và kỹ sẽ làm tăng khí lực cho các trung tâm thần kinh. Do vậy nhai kỹ, nhai chậm con người sẽ thông minh hơn lên.

  • Điểu vô cùng quan trọng là nhai kỹ sẽ làm tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm. Có lẽ vì thế mà ông cha ta đã ghép hai từ “nghiền” với “ngẫm” đi liền với nhau, nghĩa là nhai có nghiền kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu và khuyên rất thảm thúy: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

Thực tế cho thấy: Những người luôn ăn vội vàng, nhai không kỹ thường suy nghĩ không sâu. Trẻ bị tật bẩm sinh không có phản xạ nhai mà chỉ nuốt thức ăn, thì trí não rất kém phát triển.

  • Trái lại, khi ngỏi nhai yên tĩnh, thư thái… chính là lúc được nghỉ ngơi, thanh thản, cũng là dịp luyện tập tính kiên trì, điểm đạm, buông xá… Tác dụng giống như thiền.

Điều này có thể hiểu như sau: Trong thiền định, hành giả chú tâm để trở vẻ “không”, điều này rất khó, nhưng nếu vừa nhai kỹ, vừa chú tâm đến việc nhai hoặc đếm số lần nhai, sẽ quên tất cả những chuyện vô bổ, tâm thoát khỏi mọi đam mê trần thế. Bản thân tôi vì rất ít thời gian để giải quyết mọi việc, nên lâu nay thường xuyên ăn trong trạng thái thiên, để cùng một lúc thực hành được hai việc quan trọng là ăn và thiển. Tôi cảm nhận kết quả vô cùng tốt.

Ăn uống theo đúng luật Âm – Dương chính là thực hành nguyên lý vô song của vũ trụ thì chẳng những thể chất khỏe mạnh (luôn ăn ngon, ngủ sâu, không mệt mỏi…), trẻ trung (luôn khoan khoái, vui tươi…) và trường thọ. Đó chính là sự quân bình. Đạt được trạng thái quân bình, con người có thể chấp nhận tất cả những gì xảy đến bằng nụ cười bao dung, thanh thản. Đồng thời, theo giáo sư Ohsawa, nó còn mở ra cánh cửa của:

  • Tự do vô biên
  • Hạnh phúc vĩnh hằng
  • Công bằng tuyệt đối

Khi sức khỏe thể chất và tinh thần đạt mức hoàn hảo thì khả năng linh cảm hay trí phán đoán sẽ nở hoa.

Trình bày trên đây cho thấy nhai kỹ có vai trò quan trọng đến mức độ nào. Nhai kỳ có lợi chẳng những cho thể xác mà còn:

Hết bệnh tật, khỏe mạnh, sống lâu; mà còn làm cho tinh thần sảng khoái, minh mẫn, trí tuệ thông minh, sáng suốt, thậm chí sự giác ngộ tâm linh tăng trưởng nhanh.

Vì thế, khi ăn càng nhai kỹ chừng nào, càng tốt chừng ấy. Phẩm chất của sức khỏe và tinh thần tăng tiến nhanh hay không, một phản là do khi ăn có nhai kỹ trong chánh niệm hay không. Đó lại chính là thành quả của thiền định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *