Chào mừng trở lại!

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Xin chào!

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

  • Chào mừng bạn đến với Hệ Bạch Huyết
  • Thứ 2 đến Thứ 6 (8am - 6pm)
Menu
  • Hotline
    Hotline 096.7786.399

TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN THỊT - PHẦN 1

01/11/2024 by Healing Care MANI
16 lượt xem
Chúng ta đã thấy cấu tạo và sinh lý của loài người thuộc sinh loài ăn thảo mộc, nếu ăn huyết nhục nhất định sẽ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm và chết non. Vì sao vậy? Xin đề cập thêm một vài khía cạnh dưới đây:

Chúng ta đã thấy cấu tạo và sinh lý của loài người thuộc sinh loài ăn thảo mộc, nếu ăn huyết nhục nhất định sẽ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm và chết non .Vì sao vậy? Xin đề cập thêm một vài khía cạnh dưới đây:

Ăn thịt có hại như thế nào?

Nội dung chính [hiện]

1. Hóa chất độc

Thực phẩm từ động vật không phù hợp với cấu tạo, sinh lý của cơ thể loài người, nên khi ăn vào sẽ gây nhiều trở ngại, rắc rối, bệnh tật. Vấn đề nổi cộm hiện nay là thực phẩm từ động vật có chất cholesterol, rất độc hại. Trong khi ở thực vật hoàn toàn không có. 

Đồ chiên rán chứa nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó trong thời đại văn minh hiện nay, phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt có được sử dụng rộng rãi, phế thải công nghiệp, khói bụi xe cộ,… lan tràn khắp nơi là những nguồn độc hại nguy hiểm khôn lường.

Thực vật lẽ ra chỉ hấp thu nhiệt độ, ánh sáng, không khí nước và các chất khoáng tự nhiên, thì nay lại hấp thụ và tích lũy cả các hóa chất độc. Đến động vật ăn thực vật lai tích lũy các chất độc đó rồi cô đặc gấp mười lần và rất bền vững, đặc biệt trong gan và mỡ, gây tai hại cho chính bản thân con vật và chờ dịp gây hại cho sinh vật nào ăn thịt chúng. Động vật ăn thịt lại tích lũy và cô đặc một lần nữa (gấp mười lần) cắt chất độc hại trong cơ thể chúng.

Đến lượt những người ăn thịt; mắt xích cuối cùng của chuỗi dây chuyển thức ăn, lại một lần nữa tiếp nhận, có đặc và tích tụ những chất độc hại trong cơ thể mình, vì vậy tác hại còn nhiều hơn gấp bội. Đặc biệt nguy hiểm đối với bào thai và hài nhi vì phải tiếp nhận độc tố qua nhau thai và sữa mẹ.

2. Phi tự nhiên

Thịt gia súc gia cầm chăn nuôi theo quy trình công nghệ hoàn toàn phi tự nhiên: Chuồng trại chật chội, có khi tới mức không thể vận động được, lại cách ly với môi trường xung quanh, nên con vật luôn bứt rứt, căng thẳng… Thức ăn công nghiệp còn trộn thuốc kháng sinh, thuốc kích thích, càng tạo nhiều độc tố rồi tích tụ lại, đã đầu độc cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh, khiến nhiều vật nuôi trở thành điên.

Gia súc bị nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp (Nguồn: Internet)

3. Mầm bệnh và độc tố

Bản thân con vật cũng bị một số bệnh có thể lây sang người, điển hình là bệnh cúm gia cầm do chủng vi-rút HN, bệnh heo tai xanh và gần đây nhất là bệnh bò điên, cúm heo… đã lan tràn rất nhanh. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam có lúc đã phải đóng cửa trường học.

Thông thường, khi bị bệnh do vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng hay thậm chí ngã, què,… cơ thể con vật sẽ tích tụ mầm bệnh, độc tố, tà khí… Giải pháp đơn giản, kinh tế và “an toàn” nhất của các nhà chăn nuôi là giết những con vật bị bệnh, kém phẩm chất,… làm thịt hộp để bán và xuất khẩu. Vì thế, thịt chẳng còn là thịt tự nhiên, sẽ kích thích sự phát triển các khối u ác tính và nhiều bệnh tật khác trong cơ thể người ăn.

Với những con vật bị ung thư hoặc bất kỳ khối u gì, thì may lắm là khối u đó được cắt bỏ, phần còn lại chứa đầy độc tố vẫn được bán như thịt chính phẩm. Tệ hại hơn, chính những khối u, những phần thịt không đạt tiêu chuẩn còn được nhập vào thịt vụn hoặc để làm dồi, xúc xích bán cho người ăn. Các bác sĩ thú y kiểm tra thịt biết rất rõ điều này. Chính vì vậy nếu ăn chay, chúng ta sẽ không phải lo thức ăn của mình đã chết vì bệnh gì.

Ngay cả thịt của những con vật hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng có độc tố, vì trong cơ thể chúng không ngừng sản sinh ra các chất độc từ các phản ứng đốt cháy bên trong từng tế bào, mô, các cơ quan… đào thải qua máu, thận, gan, mồ hôi… Khi bị giết, quá trình đào thải đột nhiên ngừng, các chất độc nằm lại tại chỗ và chờ để đi vào miệng người ăn.

4. Tạo phản ứng axit

Thịt là loại thức ăn tạo phản ứng axit trong nội môi trường. Trứng cực Dương, rất khó tiêu, còn tạo axit mạnh hơn. Thịt và trứng làm suy giảm sức đề kháng, khiến các chất cặn bã dễ kết tủa, bám chắc trong các mô cơ quan, nhất là thành mạch máu, gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động sinh lý bình thường, mở nhiều bệnh nan y cũng như sự hình thành, phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt còn làm tăng lượng tố trực tiếp gây ung thư.  Chính vì vậy người ăn nhiều thịt có tỷ lệ mắc các bệnh ở hệ tiêu hóa và ung thư cao hơn hẳn.

Ngoài ra, tính axit của thịt buộc cơ thể phải khởi động quá hàn trình phân giải canxi từ xương, hoặc kết hợp với canxi trong trình phân thức ăn, gây nên bệnh loãng xương. Vì vậy quốc già nào tiêu thụ nhiều thịt, nơi đó tỷ lệ dân số bị loãng xương càng cao.

5. Trạng thái con vật khi bị giết

Điều mà rất ít ai, kể cả các nhà khoa học, chú ý đến, nhưng Phật giáo đã chỉ ra từ lâu lắm rồi: Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức tối, oán hờn… khi bị giết cơ thể con vật tiết ra chất chống đối. Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ “tòng khẩu nhập”, làm xáo trộn tâm trí người ăn.

Thế mà khi mổ dê, người ta đã khử mùi hôi của nó bằng cách dùng roi đánh đập, làm cho con vật toát và mỏ hỏi, kéo theo mùi hôi thoát ra. Hành hạ con vật trước khi giết nó như thế quả là độc ác, đã đành, nhưng điều đáng nói là khiến con vật quá sợ hãi, tức giận, phẫn nộ… nên tuyến thượng thận của chúng tiết ra rất nhiều độc tố. Đồng thời sự kháng cự, giãy dụa, quằn quại… hết sức trong tuyệt vọng còn đẩy mạnh phản ứng đốt cháy mãnh liệt bên trong cơ thể, càng xuất tiết nhiều độc tố hơn. Những chất cực độc đó lan tỏa khắp cơ thể

Plutarch, học giả thông thái Hy Lạp nói: “Người ta bức tử những con vật ngây thơ, không móng vuốt để tự vệ, mà đáng lý ra, theo luật của tạo hóa, chúng có quyền được sống bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như mọi loài khác”.

Trong lễ hội chọi trâu”, người ta kích động cho những con trâu mộng lao vào cuộc tương tàn lẫn nhau hết đợt này đến đợt khác. Trong trạng thái căng thẳng và sử dụng cơ bắp tối đã kéo dài như thế, khiến các phản ứng đốt cháy bên trong và tuyến thượng thận tiết ra rất nhiều độc tố lan tỏa và ứ đồng khắp cơ thể. Nhưng ngay sau đó những con trâu chọi tội nghiệp ấy (dù thắng hay thua) liên bị cắt tiết, xẻ thịt. Chất độc trong cơ thể chúng chẳng còn con đường nào khác là lên mâm cỗ rồi vào miệng những người ăn mừng.

Lễ hội chọi trâu (Nguồn: Internet)

Có thể thông hiểu với điều trên đây nếu chú ý quan sát trên chính bản thân mình: Sau cơn giận dữ, sợ hãi tột độ, cơ thể trở nên mệt mỏi, rã rời, đau yếu… đó là do độc tố, đặc biệt từ hormone thượng thận tiết ra, thấm vào máu và lan truyền khắp thân thể.

Người ta đã mô tả sự việc sau: Hai vợ chồng trẻ nọ (ở Mỹ) xô xát nhau, người chồng không chịu nổi đã bỏ nhà ra đi, có vợ còn gào thét chửi rủa theo. Đứa con mới sinh đang ngủ bật thức dậy khóc thét lên. Cô vợ vội ôm con, nhưng lửa phẫn uất đang ngùn ngụt, không biết làm gì, có ấn vú vào miệng con vừa tiếp tục gào thét, chửi rủa… Đứa trẻ bú no thì chết ngay tức khắc! Xét nghiệm cho thấy hài nhi bị ngộ độc cấp tính. Chính chất độc do cơn thịnh nộ của người mẹ tiết ra đã tràn vào máu, tới sữa và giết đứa con thơ vô tội của họ. (Nhiều nước khác cũng thấy những hiện tượng tương tự vậy).

Một trong tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề ngày nay thì các dòng nước, nhất là cửa sông, nơi hứng chịu nhiều chất độc, các sinh vật sống dưới đáy, nhất là bộ nhuyễn thể đã tích lũy khá nhiều kim loại nặng rất độc hại, vì vậy, tốt nhất không nên ăn chúng.

Mặt khác, xét ở phương diện giáo dục, có thể thấy điều vô cùng mâu thuẫn đến mức ngược đời là: Gia đình, nhà trường luôn dạy trẻ phải biết yêu thương. các con vật bằng bằng mút, nhói bóng, đất nung,… là những con vật ảo, nhưng lại ép các cháu ăn thịt những con vật thật đó. Tình thương yêu như thế chí là bé ngoài, giả dối. Thích ăn thịt, thì làm sao trẻ có thể thực sự thương yêu các loài vật đó được chứ

Ăn thịt còn gây ảnh hưởng xấu, rộng lớn đến mức không thể lường hết được, nếu nhìn dưới góc độ xã hội, nhân văn: Việc ăn nhiều thịt của người giàu là nguyên nhân gây ra nạn chết đói cho người nghèo! (Lời ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Walheim).

Vấn đề này hiện còn rất ít người quan tâm tới một cách nghiêm túc, thích đáng, kể cả những người tiên phong trong xã hội, để cảnh tỉnh lương tâm nhân loại. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này dưới đây.

Điều báo động khẩn cấp là, thói quen ăn thịt đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Người ta phải chặt phá rừng để lập trang trại và trồng lương thực cho chăn nuôi, điều này trước hết đã làm mất cân bằng sinh thái.

6. Khí thải do chăn nuôi

Đây là vấn đề sự nhức nhối, mối đe dọa quá lớn đối với loài người) càng đầu độc nghiêm trọng môi trường sống:

  • Trên 60% khí thải trong khí quyển phát sinh từ ngành chăn nuôi, gấp bảy lần so với bình thường. Đặc biệt, chăn nuôi còn tạo ra nhiều khí metan, độc hại gấp 21 lần so với khí CO₂. Trong khi CO, còn có ích cho quá trình quang hợp của cây xanh, thì metan gây hại nghiêm trọng cho cả động, thực vật, và là tác nhân chính hâm nóng bầu khí quyển, làm cho băng ở Bắc cực và trên các đỉnh núi cao tan ra, dẫn đến các hậu quả khôn lường. 
  • Băng tuyết có vai trò như những tấm gương phản chiếu lại ánh nắng và nhiệt độ từ mặt trời chiếu xuống. Băng tan ra, chức năng này không còn nữa, nên trái đất càng bị hâm nóng hơn, từ đó bão tố, động đất, thiên tai… ngày càng nhiều, sự tàn phá ngày càng khốc liệt.
  • Băng tan sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền, diện tích trồng lương thực bị thu hẹp lại: Nước biển chỉ dâng lên một mét là hơn 100 triệu người dân sinh sống ở vùng thấp ven biển trên thế giới không còn chỗ ở. Nước biển dâng lên hai mét là toàn bộ đồng bằng sông, ở Ai Cập, hai vựa lúa lớn nhất của hành tinh và nhiều vua khác nữa, sẽ bị xóa số. Khi băng tan hết, nguồn dự trữ không còn, lục địa sẽ khô hạn nghiêm trọng, đất đai khó cần không thể trồng cấy được, cây cối chết hết. Nguy cơ thiếu lương thực càng tăng nhanh, nạn đói khủng khiếp càng đến sớm.

Băng tan, khí metan dưới lớp băng thái cổ thoát ra càng làm nóng bầu khí quyển hơn. Lượng metan đó theo nước về các đại dương, đầm hồ lớn, hâm nóng khiến lớp metan trầm tích dưới đáy thoát ra càng làm cho nước nóng hơn nữa. Những vụ “cháy đại dương” như thế khiến nhiều loài sinh vật trong nước chết và có nguy cơ tuyệt chủng, các sinh vật trên bờ bị đe dọa nghiêm trọng.  

Băng tan ở hai hai cực (Nguồn: Internet)

Lượng nước dồn vào đại dương, làm cho trọng tâm trái đất bị lệch đi, hành tinh này sẽ vừa quay vừa lúc lắc. Mỗi lần trái đất lúc lắc, mọi công trình trên mặt đất và con người bị văng ra xa hàng trăm mét và khi rơi xuống thì tan tành hết.

Hiện tượng băng tan, nước dồn về đại dương, rất có thể dẫn đến trục quay của trái đất thay đổi, quỹ đạo chuyển động không như xưa nữa. Hậu quả khó mà lường hết được.

Lịch sử trái đất đã một lần bị loài khủng long tàn phản khiến trục quay của nó bị lệch đi, mọi sinh loài trên hành tỉnh bị hủy diệt. Ngày nay, loài “khủng long hai chân” còn tàn phá hành tỉnh này nặng nề, toàn diện hơn, nên đại họa khó mà tránh khỏi.

Có thể nói, thói quen ăn nhiều thịt đang đe dọa, dẫn đến hậu họa tiêu diệt sự sống trên hành tinh này. Đây là điều cần cảnh báo khẩn cấp cho mọi người. Nếu không kịp thời chấm dứt tình trạng ăn thịt như hiện nay, thì thời gian chắc chắn không còn bao lâu nữa. Chỉ khi nào loài người chuyển ngay sang ăn thuần chay thì mới còn cơ may giảm bớt hoặc thoát khỏi đại họa khủng khiếp này.

Nhưng, hiện nay vẫn còn quá ít người thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những mối đe dọa mang tính hủy diệt nói trên. Thiết nghĩ, những người tiên phong trong xã hội cần phải nhìn nhận thật nghiêm túc, có thái độ và hành động thiết thực, thích đáng trước hiểm họa trên. Tôi sẽ tiếp tục bàn đến vấn ở phần tiếp theo, cùng hebachhuyet.vn theo dõi nhé!

Các bài viết liên quan

CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH

Dưới đây là một số công thức sữa thảo mộc cho trẻ: Công thức sữa thảo mộc cho trẻ dưới
Đọc thêm

7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA

Dựa trên nền tảng của nguyên lý Âm – Dương, kiến thức từ các ngành khoa học liên quan đến ...
Đọc thêm

6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Theo các triết gia, học giả phương Đông, 6 tiêu chuẩn sau đây đây được sử dụng để đánh giá ...
Đọc thêm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể ...
Đọc thêm

NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN

CẢM GIÁC NÓNG BỨC, THÈM ĂN Nóng bức, thậm chí như rôm đốt khắp người, là biểu hiện rõ rệt ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2

Xem PHẦN 1 tại đây. 4. SỰ CẢI TẠO CƠ THỂ TRONG KHI NHỊN ĂN Biểu hiện rõ rệt mà ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

CƠ SỞ KHOA HỌC Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung ...
Đọc thêm
Trở lại đầu trang
096.7786.399