TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN THỊT- PHẦN 2

Posted on Tin tức 260 lượt xem

Chúng ta đã thấy cấu tạo và sinh lý của loài người thuộc sinh loài ăn thảo mộc, nếu ăn huyết nhục nhất định sẽ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm và chết non .Vì sao vậy? Xin đề cập thêm một vài khía cạnh dưới đây:

Theo dõi PHẦN 1 tại đây.

Con đường gây hại của thức ăn huyết nhục

Nội dung chính

Tác hại của việc ăn thịt có thể tóm tắt dưới đây:

1. Sự thối rữa

Ngay sau khi bị giết, protein trong cơ thể con vật đông đặc lại, các enzyme nội bào tự hoại phóng thích ra, quá trình thối rữa bắt đầu và diễn ra rất mạnh ở dạ dày, ruột. Miếng thịt chính là một phần xác chết của con vật. Thịt là thức ăn của xác chết!

Sự thối rữa tạo ra độc tố phá hủy môi trường của những vi khuẩn có ích trong ruột non, làm thoái hóa các nhung mao thành ruột, nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và sản sinh ra hồng cầu

Thịt lại vận chuyển rất chậm trong đường tiêu hóa, năm ngày sau khi ăn mới được đẩy ra khỏi cơ thể (trong khi thức ăn thực vật do có nhiều chất xơ, chỉ cần một ngày rưỡi). Suốt thời gian lưu lại trong cơ thể, những chất độc hại từ thịt thối rửa thường xuyên tiếp xúc với thành ống tiêu hóa, gây bệnh cho tá tràng, ruột già, làm suy yếu đường ruột.

Chính vì thế những người ăn nhiều thịt thường có tỷ lệ mắc bệnh, điển hình là ung thư bộ máy tiêu hóa cao hơn hẳn. 

Mỡ bão hòa và cholesterol từ thịt bám quanh các cơ quan năng động như tim, gan, thận,… cản trở chức năng hoạt động của các cơ quan đó. Trong ruột già, các chất thải từ thịt có khuynh hướng làm tắc nghẽn kết tràng ngang, dẫn đến kết bí độc tố, ngăn cản sự đào thải cặn bã của đường tiêu hóa.

Mỡ bao quanh nội tạng (Nguồn: Internet)

Hơn thế nữa, ăn nhiều thịt còn khiến các cơ quan, nhất là tiêu hóa cần nhiều oxy hơn, từ đó nhịp thở tăng lên, khó duy trì sự ôn hoà, bình tĩnh, ý nghĩ trở nên thụ động, cứng nhắc, đa nghi (khoa học Tây Âu chủ yếu dựa vào sự nghi ngờ và rất đề cao nghi ngờ), thậm chí người ăn nhiều thịt còn hay hung hãn. Đó là những biểu hiện xấu của lực Dương. 

Casein trong sữa và các sản phẩm từ sữa rất khó hoặc không thể tiêu hóa được, sẽ tích tụ lại, rồi thối rữa, sinh ra niêm dịch và độc tố bao phủ bề mặt của dạ dày, ruột, tụy, gan, mật… làm suy yếu các cơ quan đó, khiến chúng đòi hỏi nhiều hồng cầu để đưa oxy, chất dinh dưỡng tới, chuyển CO, và độc tổ đến nơi đào thải. Ăn sữa liên tục, tình trạng đó kéo dài, sẽ tạo ra những suy nghĩ bất thường, những phản ứng trì độn và lý trí suy sụp nên chẳng thể thông minh được

2. Bệnh ung thư

Bình thường thịt để lâu sẽ chuyển sang màu xanh xám. Ngành công nghiệp thực phẩm đã “ngụy trang” sự đổi màu ấy bằng cách dùng Nitrate, Nitrite và các chất bảo quản khác để thịt có màu đỏ như còn tươi. Nhưng từ rất lâu, những chất này đã nhiều lần được cảnh báo là tác nhân gây ung thư.

Chất bảo quản thịt độc hại (Nguồn: Internet)

Hai nhà dịch tễ học Gilbert và Dominici còn công bố: Trong mỗi cm³ phân của người ăn nhiều thịt có tới 67.000 vi khuẩn, trong khi phân của người ăn chay chỉ có 2.250 vi khuẩn. Điều đáng nói là, các vi khuẩn trong đường ruột người ăn nhiều thịt phản ứng với các dịch tiêu hóa để tạo ra các hóa chất có hoạt tính gây ung thư, trong khi các vi khuẩn ở phân người ăn chay không có hiện tượng đó.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra: Giảm 20% lượng thịt trong khẩu phần ăn, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên 33%. Các trẻ gái ăn thịt hàng ngày sẽ có kinh sớm hơn, kích thích tố sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn trong suốt thời kỳ thanh xuân. Đến trung niên nguy cơ bị ung thư vú cao hơn hẳn so với ăn thuần chay. Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra: Những người ăn thịt có tỷ lệ mắc ung thư đường ruột cao hơn hẳn so với người ăn chay.

3. Bệnh tim mạch

Chất béo trong thịt và cholesterol không được phân giải triệt để sẽ bám lại, khiến thành mạch máu dày lên, tiết diện mạch máu thu hẹp lại, máu lưu thông khó khăn, dẫn đến xơ cứng động mạch.

Tình trạng kéo dài, sẽ không đủ máu cung cấp cho nhu cầu hoạt động, cơ thể suy sụp nhanh chóng, sẽ chết sau một thời gian ngắn. May thay, tim đã sáng suốt đập nhanh mạnh hơn để bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể. Thế là bệnh cao huyết áp xuất hiện. Kéo dài tình trạng ay, tim se suy yếu là điều tất nhiên, dễ hiểu.

Mặt khác, rất quan trọng là, ăn nhiều thịt sẽ tạo nội môi trường axit khiến các chất béo và cặn bã bên vựng, khó đào thái. Lâu ngày sẽ bị vôi hóa, bệnh xơ vữa mạch máu xuất hiện. Vì thế, có mối tương quan không thể phủ nhận giữa việc ăn thịt và bệnh tim mạch.

4. Bệnh tiểu đường

Là bệnh gây tử vong đứng thứ 8 ở Mỹ, tuổi thọ trung bình thấp hơn bình thường rất nhiều. Bệnh làm hư hoại mạch máu nên máu không đến đủ để nuôi các cơ quan bộ phận của cơ thể. Vì thế:

  •  Mắt bị hư hỏng trầm trọng, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mù, 80% người bị tiểu đường sẽ bị mù. 
  •  Tỷ lệ suy thận gấp 18 lần bình thường. Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh phải gắn với máy lọc máu.
  •  Lượng máu tới tứ chi giảm nên chỉ một sự nhiễm trùng nhẹ ở ngón chân cũng phải tháo khớp, cưa chân…
  •  Cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng đủ nên bị bất lực nghiêm trọng.

Nhìn chung, trong vòng 17 năm kể từ khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh thường bị đau tim, suy thận, chấn động não, mù… Đó là thảm kịch mà Tây y phải “bó tay”. 

Nhưng, bệnh tiểu đường có thể phòng, trị được bằng cách độ ăn uống:

Tiến sĩ Inder Singh cho 80 bệnh nhân tiểu đường ăn rất ít chất béo, hoàn toàn không ăn đường. Sau 6 tuần, trên 60% không cần dùng insulin. Một tuần nữa thì 70% không cần tiêm insulin. Những người còn phải tiêm insulin thì với liều lượng ít hơn rõ rệt so với trước. Thời gian ăn kiêng càng dài, kết quả càng khả quan.

Nghiên cứu khác theo dõi trên 20 bệnh nhân tiểu đường phải tiêm insulin hàng ngày, được ăn nhiều chất xơ, ít chất béo. Sau 16 ngày, 45% không cần phải tiêm insulin nữa. Một nghiên cứu khác cũng chế độ ăn như vậy thì, 70% trường hợp tiêm insulin, 90% phải dùng thuốc điều trị, đều không cần insulin và thuốc sau vài tuần.

Thực phẩm người mắc tiểu đường nên ăn (Nguồn: Internet)

Trước Đại chiến Thế giới thứ hai, thổ dân ở một hòn đảo sống cô lập rất khỏe mạnh, hạnh phúc, đảo này được mệnh danh là “đảo dễ chịu”. Trên đảo có rất nhiều chim sinh sống. Phân chim qua nhiều đời đã chất thành núi. Sau chiến tranh, các nước công nghiệp phát triển đã chú ý tới chất phosphate từ những “mỏ phân chim”, họ đầu tư khai thác ổ ạt. Từ đó kinh tế trên đảo phát triển nhanh, người dân giàu có, đã chuyển sang lối ăn uống hiện đại: tiêu thụ nhiều thịt, mỡ, đường, sữa hộp… giảm lượng chất xơ từ rau củ… Kết quả hơn ⅓ trên đảo bị bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu với quy mô lớn nhỏ, thời gian dài ngắn khác nhau đều đi đến kết luận thống nhất: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường luôn tăng theo mức độ tiêu thụ thịt và giảm xuống rõ rệt nếu ăn nhiều rau củ.

Nghiên cứu độc đáo của Sweeney: Chia những sinh viên khỏe mạnh, hầu như vô bệnh thành hai nhóm:

  •  Nhóm 1: Ăn hai ngày nhiều chất béo 
  •  Nhóm 2: Ăn hai ngày nhiều chất ngọt

Theo dõi khả năng điều chỉnh lượng gluco trong máu, kết quả thật không ngờ: Nhóm ăn nhiều chất béo khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Trong khi nhóm ăn nhiều chất ngọt thì khả năng ấy không rối loạn nặng nề thế. Kết quả này đã gây nhiều sửng sốt hầu hết các bác sĩ Tây y đều không biết đến nên chỉ khuyên người bệnh không nên ăn đường. 

5. Bệnh thận, gút, viêm khớp

Nhìn chung, hàm lượng axit amin tổng số ở thịt khá cao nhưng tỷ lệ không cân xứng với nhu cầu của cơ thể con người, nên ăn thịt chẳng những cơ thể chỉ sử dụng được một phần, có khi rất ít, mà điều vô cùng quan trọng là, lượng axit amin không được hấp thụ ấy sẽ bị đào thải chủ yếu ở dạng Urê và Uric. Do vậy, thận của người ăn nhiều thịt phải làm việc gấp ba, bốn lần bình thường nên sớm suy kiệt.

Khi về già, thận không còn làm việc hiệu quả như lúc trẻ, không còn khả năng đảm đương gánh nặng quá sức nên bệnh thận càng trầm trọng.

Các chất cặn bã tích lũy trong cơ rồi rắn chắc lại thành tinh thể gây đau đớn ở bắp thịt, tạo ra bệnh gút. Nếu chúng tích tụ ở các khớp xương thì dẫn đến bệnh viêm, thấp khớp. Nếu tích tụ ở các dây thần kinh thì gây bệnh viêm dây thần kinh, đau thần kinh tọa…

6. Bệnh táo bón

Thịt có rất ít chất xơ nên vận chuyển chậm trong ống tiêu hóa, đã gây ra bệnh táo bón kinh niên. Nhát là ngày nay, hầu hết mọi người dùng bồn cầu bệt, cộng với sự hướng dẫn sai nên số người bị bệnh trĩ và táo bón tăng rất nhanh. Vì táo bón, khi đại tiện phải rặn, tạo ra áp lực cao lên tĩnh mạch, khiến hình thành bệnh trĩ và phình các tĩnh mạch ở chân. Mặt khác thức ăn huyết nhục lại kích thích mãnh liệt, làm suy yếu dạ dày, càng làm trầm trọng thêm căn bệnh táo bón.

Ruột già trong tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)

Các chất độc ứ đọng trong ruột tiếp tục thối rữa, lại được màng ruột hấp thụ trở lại, nên gây ra các bệnh nhức đầu, ngạnh kết, hôi miệng, viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, bệnh tim… Những bệnh ấy người ăn chay thường không mắc. Thậm chí nếu đã mắc, nhưng chuyển sang ăn chay lâu ngày sẽ giảm dần và hết.

Nhìn chung, dù là thịt tốt và đảm đảm tiêu chuẩn vệ sinh đến đâu chăng nữa cũng không tránh được các độc tố ứ đọng (do sản phẩm của quá trình đốt cháy bên trong không kịp đào thải khi con vật bị giết). Nên ở các vùng dân cư có mức độ tiêu thụ nhiều thịt và chất béo bão hòa thường có tỷ lệ mắc các bệnh nan y và tử vong rất cao so với vùng cư dân ăn chay hoặc ăn rất ít thịt. Trẻ nhỏ ăn nhiều thịt nướng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… thường là những “ứng viên” của bệnh tim mạch, ung thư… trong tương lai gần.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và đào thải độc tố, do đó khí lực của hai cơ quan rất quan trọng này suy giảm, nên cơ thể chóng già chóng chết. 

7. Rối loạn sinh lý cơ thể

Nhiều công trình nghiên cứu ở các quốc gia, các vùng dân cư khác nhau cho thấy: Trẻ gái càng ăn nhiều thịt, chất béo, sữa… càng sớm có kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn, thời gian hành kinh lâu hơn, thời kỳ có kinh kéo dài hơn và thường khó chịu, đau đớn trước khi có kinh.   

Thống kê năm 1875 cho thấy: con gái Nhật Bản bắt đầu có kinh ở tuổi 16, 17, nhưng từ năm 1974 về sau là 12,2 tuổi.

Những người có kinh sớm (dưới 13 tuổi) sau này thường tuổi, có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 4 lần so với người có kinh muộn (17 tuổi trở lên), tuổi tắt kinh trung bình của họ là 50, trong khi những người ăn chay thường tắt kinh ở tuổi 46.

Điều rất đáng nói là, việc sử dụng hóa chất độc, chất kích thích trong chăn nuôi đã gây ra hiện tượng rối loạn giới tính và nhiều hậu quả khôn lường ngày càng phổ biến. 

Sự trẻ trung của con người tùy thuộc vào sự trẻ trung của các tế bào, đến lượt mình, sự trẻ trung của tế bào lại phụ thuộc vào sự thanh khiết của máu đến nuôi dưỡng, máu lại được gan và thận thanh lọc. Cho nên muốn cho cơ thể trẻ trung khỏe mạnh phải giữ cho gan, thận cường tráng, tức là không nên ăn thức ăn huyết nhục để tránh cho máu bị nhiễm độc khiến gan, thận phải làm việc nặng nhọc quá sức. Đó chính là bí quyết giữ gìn sự trẻ trung khỏe mạnh và trường thọ.

Các nước Âu Mỹ đời sống cao, ăn nhiều thịt trứng sữa, đường nên cứ một giây đồng hồ lại có một trong năm người mắc mới bệnh thấp khớp; một trong bảy người bị suyễn; một trong mười người bị tim mạch. Sau tuổi 50 thì cứ mỗi giây lại có một trong năm người bị mắc mới bệnh tiểu đường…

Người ta đã tổng kết: Nơi nào người Tây Âu “đặt chân tới thì không bao lâu sau, nơi đó sẽ xuất hiện bệnh truyền nhiễm và những bệnh chưa từng thấy ở đó bao giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *