Chào mừng trở lại!

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Xin chào!

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

  • Chào mừng bạn đến với Hệ Bạch Huyết
  • Thứ 2 đến Thứ 6 (8am - 6pm)
Menu
  • Hotline
    Hotline 096.7786.399

THÀNH PHẦN TRONG THỨC ĂN CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ - PHẦN 2

01/11/2024 by Healing Care MANI
18 lượt xem
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, chiếm trên 70% trọng lượng cơ thể và là thành phần chủ yếu của nội môi trường gồm: Dịch thể, máu, bạch huyết, nước ở gian bào…
Mục lục

Xem PHẦN 1 tại đây.

3. NƯỚC

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, chiếm trên 70% trọng lượng cơ thể và là thành phần chủ yếu của nội môi trường gồm: Dịch thể, máu, bạch huyết, nước ở gian bào…

Mọi phản ứng sinh hóa và các quá trình chuyển biến ở cơ thể đều diễn ra trong môi trường nước. Nếu cơ thể thiếu 10% lượng nước thì chức năng sinh lý sẽ rối loạn. Thiếu 15 đến 20% nước sẽ chết. Vì vậy nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Nơi nào không có nước, ở đó chẳng thể có sự sống.

 Nước là thành phần chính trong cơ thể (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vì thế mà cố tình thổi phỏng vai trò của nước đối với cuộc sống thường ngày. Cái gì cũng vậy, luôn có giới hạn của nó. Tây y (và những trường phái chịu ảnh hưởng) luôn cho rằng uống nước càng nhiều càng tốt. Trong khi Đông y học cổ truyền (và những trường phải chịu ảnh hưởng) lại cho rằng nên uống ít nước, thậm chí càng ít càng tốt.

Cả hai quan điểm trái ngược ấy chưa lý giải một cách thỏa đáng nhu cầu về nước của cơ thể nên tính thuyết phục chưa cao, nhiều người còn băn khoăn, đắn đo trước việc lựa chọn chế độ uống nước thích hợp cho bản thân.

Thứ nhất, trong thức ăn hàng ngày, cơm đã chứa trên 70% (bún có thể tới trên 90%) rau trên 80%, canh trên 90% nước. Vì vậy ăn no là đã đủ nước rồi, uống nước chỉ là bổ sung thêm mà thôi.

Thứ hai, uống nhiều nước sẽ làm loãng máu, từ đó dẫn đến những hậu quả sau:

+ Áp suất thẩm thấu của máu giảm, khiến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thực bào… phải sống trong môi trường không thích hợp dẫn đến sức sống và hoạt động giảm sút, nên chóng già, chóng chết. Do vậy sức đề kháng giảm, cơ thể suy nhược.

+ Nếu uống nhiều nước, máu loãng ra, tim phải đập nhiều hơn để bảo đảm đủ hồng cầu đi nuôi cơ thể, tức là phải đảm nhận thêm nhiệm vụ bơm lượng nước vô ích đi khắp nơi. Vì vậy những người uống nhiều nước luôn có nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh so với bình thường, nên rất hại cho tim.

+ Bình thường lượng nước trong cơ thể được giữ cân bằng qua cảm giác khát khi thiếu và đi tiểu khi thừa. Uống nhiều nước thì thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đào thải nước thừa, do vậy hiển nhiên sẽ làm hại thận.

Thứ ba, lập luận có vẻ thuyết phục của y học hiện đại là uống nhiều nước để tạo sự chênh lệch nồng độ nên dễ đào thải chất độc. Theo tôi lập luận này hoàn toàn sai, vì: Uống nhiều nước thì đi tiểu nhiều, nước tiểu trong, tức là nồng độ chất thải “loãng”. Uống ít thì đi tiểu ít nước tiểu đặc, tức là nồng độ chất thải “đặc”. Như vậy, không phải uống nhiều nước thì sự đào thải chất độc sẽ tăng tương ứng.

Uống nước nhiều dẫn đến đi tiểu nhiều (Nguồn: Internet)

Bởi vì khác hẳn với vật chất vô sinh, cơ thể sống có khả năng vận chuyển chất, (hấp thu và đào thải) ngược chiều gradien nồng độ. Cụ thể là

  • Tôm, cua, sò, ốc, hến… không thể “gặm” được cục đá vôi, mà chúng chỉ có thể lấy canxi từ nước để xây dựng, bồi đắp cho vỏ của mình lớn lên. Mà hàm lượng canxi trong nước thấp hơn rất nhiều (hàng triệu lần) so với vỏ của chúng.
  • Mồ hôi mặn, mùi nồng hơn máu do nồng độ muối, Clo và các chất độc… cao hơn trong máu rất nhiều; hàm lượng urê và các độc tố khác trong nước tiểu cao hơn nhiều trong máu… thế nhưng các chất đó vẫn được đào thải từ máu ra mồ hôi và nước tiểu. Mặt khác, quá trình trao đổi chất của cơ thể (hấp thu và + đào thải) không hoàn toàn tuân theo các quy luật của vật chất vô sinh, nên chẳng phải uống nhiều nước thì sự đào thải sẽ tăng tương ứng.

Vì vậy, nếu cho rằng phải uống nhiều nước để gột sạch cơ thể là cách tư duy mang tính cơ giới đơn thuần, đã coi bộ máy bài tiết với các quản cầu Malpighi cực kỳ tinh tế của cơ thể như các ông thủy tinh và bình bằng sành vậy.

Thứ tư, lập luận rằng cơ thể có gần 80% nước nên phải uống đủ để bù cho nó. Đó là điều hoàn toàn vô lý vì lượng nước trong mọi cơ thể sống luôn tồn tại dưới hai dạng là liên kết (hay cấu trúc) và tự do. Trong đó nước liên kết chiếm phần lớn (trên 80%thì bền vững, bình thường rất ít thay đổi. Nước tự do chiếm phần nhỏ, (dưới 20%thay đổi liên tục do ăn uống vào, thoát ra qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu… Uống nước chủ yếu là bổ sung cho lượng nước tự do, nên không cần nhiều. Có thể thấy rõ điều này qua thực tế: lá cây dễ bị héo là do mất nước tự do. Từ trạng thái héo chuyển thành khô sẽ rất lâu vì đuổi lượng nước liên kết ra rất khó.

Thứ năm, con người từ động vật tiến hóa lên, nhưng các loài vật luôn luôn uống ít nước và đi tiểu cũng rất ít các động vật hoang dã còn uống ít hơn thế nữa. Có thể coi đây là tiếng nói của thiên nhiên, mà thiên nhiên thì vô cùng sáng suốt. Những người ngày càng chủ quan, dựa vào khoa học kỹ thuật và cảm nhận chủ quan của mình nên đã mất hết khả năng nghe và hiểu “tiếng nói” của ông thầy vĩ đại là thiên nhiên rói.

Thứ sáu, nước thuộc về Âm, uống quá nhiều thì cơ thể trở nên Âm tính thường có những triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, tim luôn đập quá nhanh, hay hồi hộp, đau lưng, suy thận, tiểu đêm, chậm chạp, nhức mỏi, viêm khớp, ra mồ hôi tay chân, béo bệu, dễ bị viêm nhiễm nên thường xuyên cảm cúm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản, rã rời, đờ đẫn, ngại ngần, thiếu sinh lực, sợ lạnh, lâu nhớ, chóng quên, hay cáu giận vô lý bởi những việc vụn vặt. Nặng hơn nữa thì tính tình đa nghi, nham hiểm, độc ác… Đi khám tây y sẽ không thể phát hiện ra bệnh gì.

Không ít người còn tâm sự: “Chẳng những mình uống quá nhiều nước, mà còn bắt các con cũng phải uống nhiều. Hàng sáng tôi “khoán” cho các con mỗi đứa một chai 1,5 lít nước. Trưa và chiều về, đứa nào không ‘tự giác’ uống thì bắt phải uống “bù’ trước mặt mình. Nhiều khi tôi tay cầm chai nước, tay cầm roi, quát nạt… bắt các cháu phải uống đủ ‘tiêu chuẩn’ hàng ngày trước mặt mình”

Một ngày uống đủ 2L nước (Nguồn: Internet)

Vì thực trạng ấy mà rất nhiều người, kể cả các cháu nhỏ, có những triệu chứng điển hình của bệnh Âm tính cao; nhiều người còn bị bệnh tim (nhịp tim rất nhanh, thường hỏi hộp…) và suy thận, dẫn đến bệnh gan (vì theo Đông y học cổ truyền, thận là mẹ của gan) nên hay cáu giận nhiều khi vô lý… Những phụ nữ quá Âm tính như trên thường khó thụ thai, hoặc sẩy thai, đẻ non, sinh ra những đứa trẻ yếu tướng, yếu đuối hoặc cận thị bẩm sinh rất nặng. Trường hợp điển hình nhất về uống quá nhiều nước là cụ bà bị nhồi máu cơ tim, nêu trên đây.

Với một số người tôi đã trực tiếp khuyên: “Chẳng có bệnh gì cả, cứ uống nước ít đi là khỏe thôi”. Nhiều người nghe theo, cũng như rất nhiều người sau khi đọc quyển sách này đã uống nước ít đi. Sau một thời gian ngắn, họ gọi điện, biên thư hoặc gặp trực tiếp vui vẻ báo tin: Người nhẹ nhàng, khỏe mạnh hơn nhiều, các triệu chứng trước kia nay đã hết. Trường hợp điển hình là một thanh niên trước kia uống mỗi ngày 5 lít nước, nặng 105kg, sau một tháng uống ít nước đã giảm 13kg, người gọn lại, nhẹ nhàng, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hẳn lên.

Nhưng không ít người “trung thành với khoa học” đã không tin, thậm chí phản ứng gay gắt. Họ cho rằng tôi chẳng hiểu biết gì cả. Đến nỗi kiến thức phổ thông, đơn giản nhất mà đài, báo, bác sĩ… nói ra rả hàng ngày cũng không biết.

Với những người như thế, tôi thường nói: “Tôi hiểu rất rõ nguyên nhân và bản thân đã chứng nghiệm, nên thực lòng chia sẻ, khuyên mọi người. Ai nghe theo, khỏi bệnh, mạnh khỏe lên thì tôi cũng chẳng được lợi lộc gì. Ai không nghe theo, cứ uống quá nhiều nước, bệnh nặng lên, suy sụp nhanh chóng… tôi cũng chẳng thiệt hại chỉ. Đưa ra lời khuyên chân thành là trách nhiệm lương tâm của tôi. Có thực hiện lời khuyên đó hay không là quyền và trách nhiệm cá nhân của mọi người!

Khi nói về ý mà y học cho rằng phải uống nước nhiều nhằm tạo ra sự chênh lệch nồng độ, để đào thải các chất cặn bã tôi quay về thầy mình và nói: “Chính anh giảng vấn đề này trong chương vận chuyển chất qua màng tế bào cho lớp chúng em”

Sau hồi lâu yên lặng, thầy nói: “Sao vấn đề đó không ai nghĩ ra? Tôi đáp: “Chẳng phải không ai nghĩ ra, mà chẳng ai chịu nghĩ cả. Những vấn đề đó có khó gì đâu, thậm chí em chưa nói hết câu các anh đã ừ nhỉ ngay rồi đấy thôi”

Lại một lúc lâu yên lặng, thầy nói tiếp như chợt nhận ra: “Thế mới biết, nhiều tay viết sách chỉ nói theo người khác, chứ chẳng hiểu quái gì cả”. Tôi gật đầu: “Quả thực có như thế”

Từ đó, tôi ngày càng nhận thức sâu sắc và vô cùng trăn trở trước lời nhận xét của Wallack và một số nhà khoa học khác: “Hầu hết những lời khuyên chân chính, đúng đắn về ăn uống và giữ gìn sức khỏe đều trái ngược với kiến thức của các bác sĩ và trái với nền giáo dục đã trao cho mọi người”  

Các bài viết liên quan

CÔNG THỨC SỮA THẢO MỘC CHO TRẺ SƠ SINH

Dưới đây là một số công thức sữa thảo mộc cho trẻ: Công thức sữa thảo mộc cho trẻ dưới
Đọc thêm

7 CÔNG THỨC ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA

Dựa trên nền tảng của nguyên lý Âm – Dương, kiến thức từ các ngành khoa học liên quan đến ...
Đọc thêm

6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Theo các triết gia, học giả phương Đông, 6 tiêu chuẩn sau đây đây được sử dụng để đánh giá ...
Đọc thêm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỢT NHỊN ĂN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH

Để tiến hành một đợt nhịn ăn phòng và chữa bệnh mỹ mãn, tránh những hậu quả xấu có thể ...
Đọc thêm

NHỮNG BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý TRONG KHI NHỊN ĂN

CẢM GIÁC NÓNG BỨC, THÈM ĂN Nóng bức, thậm chí như rôm đốt khắp người, là biểu hiện rõ rệt ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 2

Xem PHẦN 1 tại đây. 4. SỰ CẢI TẠO CƠ THỂ TRONG KHI NHỊN ĂN Biểu hiện rõ rệt mà ...
Đọc thêm

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN CHỮA BỆNH- PHẦN 1

CƠ SỞ KHOA HỌC Khi bị bệnh cấp tính, toàn bộ năng lực của cơ thể sẽ tập trung ...
Đọc thêm
Trở lại đầu trang
096.7786.399